Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế của Khoa Lịch sử

Chủ nhật - 04/04/2010 00:55

Nhiệm vụ đào tạo

Các ngành đào tạo hệ đại học:

  • Lịch sử Việt Nam Cổ - Trung đại
  • Lịch sử Việt Nam Cận - Hiện đại
  • Lịch sử Thế giới
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Khảo cổ học
  • Văn hoá học
  • Nhân học

Các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ:

  • Lịch sử Thế giới
  • Lịch sử Việt Nam
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Khảo cổ học
  • Dân tộc học
  • Biên soạn lịch sử và sử liệu học

Các chuyên ngành đào tạo tiến sĩ

  • Lịch sử Thế giới cận đại, hiện đại
  • Lịch sử Việt Nam
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Khảo cổ học
  • Dân tộc học
  • Biên soạn lịch sử và sử liệu học

Định hướng đào tạo

  • Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu của thực tiễn kinh tế - xã hội;
  • Tăng cường đào tạo đa ngành, liên ngành (liên lịch sử - văn hoá, lịch sử kinh tế, không gian lịch sử - văn hoá);
  • Đào tạo chất lượng cao (gồm: Cử nhân chất lượng cao; Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam, Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại theo chương trình và tiêu chuẩn quốc tế);
  • Nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực hội nhập quốc tế của công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ thực tiễn công nghiệp hoá, hiên đại hoá.

Hợp tác quốc tế

Khoa Lịch sử đã từng đón hàng trăm chuyên gia từ các nước :

  • Nga, Ucraina, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Australia; Hà Lan, Pháp, Đức, Anh, Italia, Na Uy, Thuỵ Điển; Mĩ, Canada,… đến làm việc theo các chương trình hợp tác.
  • Nhiều nghiên cứu sinh, thực tập sinh, học viên cao học và sinh viên Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Mĩ, Australia, Hà Lan, Singapore, Thái Lan, Nga, Ucraina, Pháp đã chọn Khoa Lịch sử làm nơi tu nghiệp, trong đó có mười người đã nhận được học vị tiến sĩ, thạc sĩ.

Các định hướng nghiên cứu chính

  • Quá trình lãnh thổ - văn hoá Việt Nam;
  • Việt Nam với khai thác và chủ quyền trên biển;
  • Các tộc người và văn hoá Việt Nam;
  • Tiếp xúc và giao lưu trong lịch sử văn hoá Việt Nam với các khu vực, các nền văn minh trong tiến trình lịch sử:
    + Giữa các vùng miền, các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam trong các thời kì lịch sử;
    + Với Trung Quốc, Đông Dương, Đông Nam Á, Nam Á, Nga, Đông Bắc Á, Tây Âu, Mĩ.
  • Đặc điểm vận động của lịch sử, văn hoá và con đường phát triển của Việt Nam;
  • Nghiên cứu và phát triển nông thôn: các thời kì Phong kiến, Pháp thuộc, hiện đại;
  • Đô thị, quá trình đô thị hoá và sự phát triển bền vững: các vấn đề liên quan đến lịch sử và quá trình đô thị hoá như: lịch sử hình thành, văn hoá đô thị, quản lí đô thị ... ở Việt Nam và kinh nghiệm thế giới ...
  • Khu vực học: quá trình, đặc điểm vận động của lịch sử các khu vực, các vùng kinh tế - xã hội - văn hoá ...

Một số danh hiệu đạt được

Khoa Lịch sử được Nhà nước trao tặng:

  • 01 Huân chương lao động hạng Nhất
  • 01 Huân chương lao động hạng Ba
  • Danh hiệu Anh hùng lao động (năm 2000)

Nhiều thầy, cô giáo trong Khoa được tặng Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bằng khen của Đại học Quốc gia…về thành tích đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hơn 50 thầy cô giáo được nhận Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; Vì sự nghiệp khoa học công nghệ, Vì sự nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội, Vì thế hệ trẻ... vì những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

_KLS_ TuyensinhSDH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây