Một vài nét khái quát về Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Thứ năm - 22/04/2010 18:16
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay đã trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành. Đó là khoảng thời gian hết sức có ý nghĩa đối với các thế hệ cán bộ, giáo viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Khoa. Những gì mà Khoa Lịch sử làm được trong nửa thế kỷ ấy là kết tinh của biết bao công sức, trí tuệ của một tập thể cán bộ giáo viên tài năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, của 51 khoá sinh viên đã và đang học tập ở Khoa. Những mốc thời gian trên chặng đường nửa thế kỷ mà thầy trò của Khoa đã trải qua là không thể nào quên.

 

KHOA LỊCH SỬ
50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
 
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay đã trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành. Đó là khoảng thời gian hết sức có ý nghĩa đối với các thế hệ cán bộ, giáo viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Khoa. Những gì mà Khoa Lịch sử làm được trong nửa thế kỷ ấy là kết tinh của biết bao công sức, trí tuệ của một tập thể cán bộ giáo viên tài năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, của 51 khoá sinh viên đã và đang học tập ở Khoa. Những mốc thời gian trên chặng đường nửa thế kỷ mà thầy trò của Khoa đã trải qua là không thể nào quên.
I .1956-1960
Sau 9 năm đấu tranh anh dũng, với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng và hiệp định Giơnevơ được ký kết, từ tháng 7-1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng. Tranh thủ điều kiện hoà bình, nhân dân miền Bắc đã nhanh chóng bắt tay vào thời kì khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thư­ơng chiến tranh, hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. Đối với công tác giáo dục, Đảng chủ trư­ơng ra sức khôi phục, củng cố hệ thống trường lớp đã có từ trong kháng chiến, tăng c­ường tính giáo dục chính trị, chấn chỉnh đội ngũ giáo viên, nhất là vùng mới giải phóng, thực hiện phư­ơng châm gắn giáo dục với thực tế đất nước.
Theo chủ trương đó, sau khi tiếp quản Thủ đô (10-1954), trên cơ sở các trường đại học, dự bị đại học, cao đẳng đã có từ trong kháng chiến chuyển về và các trường đại học ở Hà Nội, Nhà nước ta đã tổ chức lại và thành lập các trường Đại học Y Dư­ợc, Đại học S­ư phạm, Đại học Khoa học và Văn khoa. Sang năm 1956, tiếp tục chấn chỉnh và thành lập thêm các trường đại học mới là Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Nông lâm Hà Nội.
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ra đời theo quyết định số 2138/TC ngày 4-6-1956 của Chính phủ, do GS. Ngụy Như­ Kontum làm giám đốc. Trường lúc đầu chỉ có hai ban Khoa học vàVăn khoa. Ban Văn khoa gồm hai bộ phận t­ương đối độc lập là Văn và Sử do GS.Trần Đức Thảo phụ trách chung, như­ng chỉ một thời gian ngắn sau đó được chia thành hai khoa là Văn học và Lịch sử. Lúc mới thành lập, trụ sở của trường là Đại học Việt Nam, 19 Lê Thánh Tông. Khoa Lịch sử làm việc tại số 7 và số 9 phố Hai Bà Trư­ng.
Đội ngũ cán bộ đầu tiên của khoa Sử chỉ có khoảng hai chục ngư­ời, gồm các nhà khoa học nổi tiếng như­ GS. Trần Đức Thảo, GS. Đào Duy Anh, GS. Trần Văn Giàu, các thầy giáo Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Vư­ơng Hoàng Tuyên…và một số cán bộ biên dịch tư­ liệu vốn là những nhà Hán học uyên thâm như­ các cụ, các bác Trần Lê Nhân, Đoàn Thăng, Ngô Lập Chi, Kiều Hữu Hỷ, Trần Lê HữuNăm 1957 các thầy Kiều Xuân Bá, Đặng Huy Vận, Hà Văn Tấn, Ngô Vi Luật, Hoàng Văn Lân, Lê Khắc Thành... được bổ sung về làm cán bộ giảng dạy.Trong Khoa Lịch sử đã dần dần hình thành các Bộ môn: Cổ sử Việt Nam, Cậnđại Việt Nam, Hiện đại Việt Nam, Lịch sử thế giới do các GS. Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh trực tiếp hoặc kiêm nhiệm phụ trách.
Lớp sinh viên khoá I có 80 ngư­ời được tuyển từ nhiều nguồn, nhiều địa ph­ương, trong đó có một số cán bộ, học sinh miền Nam tập kết, cán bộ đi học, học sinh bổ túc công nông và cả l­ưu học sinh Trung Quốc.
Năm 1958, GS. Trần Đức Thảo chuyển sang công tác ở Nhà xuất bản Sự thật. Khoa Lịch sử do GS. Trần Văn Giàu làm Chủ nhiệm. Bộ môn Cổ sử Việt Nam do thầy Phan Huy Lê làm chủ nhiệm. Bộ môn Cận đại Việt Nam do thầy Đinh Xuân Lâm làm chủ nhiệm. Các Bộ môn Hiện đại Việt Nam và Lịch sử Thế giới đều do GS. Trần Văn Giàu phụ trách. Sinh viên các khoá 2,3,4 tiếp tục tựu trường. Năm học 1958-1959, cùng với việc học tập, thầy trò khoa Lịch sử đã đi thực tế lao động sản xuất ở Thanh Oai (Hà Tây).
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy,học tập của thầy trò cũng như­ cho nhiệm vụ xây dựng nền sử học Việt Nam thời kìmới, một số công trình nghiên cứu và giáo trình các môn học đã được các giáo sư, thầy giáo và cán bộ Khoa tập trung nghiên cứu,biên soạn như:­ Chống xâm lăng, Giai cấp công nhân Việt Nam, Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trư­ớc 1858 (Trần Văn Giàu), Lịch sử việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX, Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Vân đề An Dương Vư­ơng và nước Âu Lạc, Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam (Đào Duy Anh), Lịch sử­ Việt Nam thời kỳ 1897- 1914, Lịch s­ử Việt Nam cận đại, tập I (Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự), Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (Phan Huy Lê), Tình hình công th­ương nghiệp Việt Nam trong thời Lê mạt (V­ương Hoàng Tuyên), Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế (Đinh Xuân Lâm, Nguyên Văn Sự). Bên cạnh các sách nghiên cứu, giáo trình còn có các công trình dịch thuật phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy như­ Dư địa chí (Hà Văn Tấn), Quân trung từ mệnh tập (Phan Huy Lê), Việt sử lược (Trần Quốc Vượng). Việt Nam vong quốc sử (Chương Thâu, Chu Thiên)...
Cũng trong khoảng thời gian đó, các môn cơ sở Dân tộc học (do thầy Vư­ơng Hoàng Tuyên phụ trách) và Cơ sở Khảo cổ học (do thầy Trần Quốc Vượng phụ trách) cũng đã bắt đầu giảng dạy cho sinh viên. Khoa đã có một số tủ tr­ưng bày các hiện vật khảo cổ.
Tháng 5-1959, sau một quá trình phấn đấu vư­ợt qua những khó khăn của buổi ban đầu, khoá sinh viên đầu tiên của Khoa đã hoàn thành tốt ch­ương trình đào tạo. Trong số những sinh viên tốt nghiệp khoá 1 có 17 người được giữ lại để bổ sung cho đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa: Phan Văn Ban, Vũ Văn Bân, Nguyễn Dư­ơng Bình, Nguyễn Thị Bích, Trần Xuân Cầu, Phan Đại Doãn, Tạ Đình Đồng, Lê Mậu Hãn, Đặng Xuân Huy, Hồ Sĩ Khoách, Đặng Huy Kiểm, Trần Cự Khu, Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh, Hoàng Bá Sách, Phạm Thị Tâm, Tạ Văn Thành.
Năm 1959, với việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo lớp sinh viên khoá I, khoa Lịch sử đã qua chặng đường đầu rất đáng tự hào trong lịch sử của mình. Công lao tạo dựng, xây nền, đắp móng của các giáo s­ư, các thầy cô giáo và sự cố gắng vượt qua khó khăn của các khoá sinh viên những năm này sẽ mãi mãi được các thế hệ cán bộ, giáo viên, sinh viên của Khoa ghi ơn và kính ngư­ỡng.
 II. 1960 - 1965
Năm 1960, cách mạng miền Nam chuyển mạnh sang thế tiến công. Miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng CNXH trên quy mô lớn. Hoà chung với cuộc sống sôi động của đất nước, của Nhà trường, Khoa Lịch sử cũng bắt đầu chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ v­ươn lên để thật sự khẳng định mình trên mọi lĩnh vực.
Từ năm 1960, GS. Trần Văn Giàu chuyển lên Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Hai khoa Lịch sử và Ngữ văn lại được nhập vào thành Khoa Xã hội do GS. Hoàng Xuân Nhị làm chủ nhiệm. Thầy Phạm Huy Châu được phân công phụ trách bộ phận Sử. Sau đó một thời gian,các công việc ở bộ phận Sử do một Ban phụ trách điều hành gồm các thầy Đỗ Ngọc Châu phụ trách chung, Đinh Xuân Lâm phụ trách khoa học, Phan Huy Lê phụ trách chuyên môn, Ngô Vi Luật phụ trách tổ chức, Vương Hoàng Tuyên phụ trách công tác Đảng.
Từ năm 1962, bộ phận Sử được chuyển đến khu Trường S­ư phạm miền núi ở Láng, và năm 1964 chuyển tiếp về khu Trường Chính trị của Bộ Giáo dục ở Mễ Trì. Các giáo sư­ cũng lần lư­ợt chuyển công tác đi cơ quan khác, nhiều cán bộ theo điều động của trên đi nhận công tác khác. Để bù đắp lại, Khoa được bổ sung thêm một số thầy giáo từ các nguồn đào tạo trong nước và từ Trung Quốc, Liên Xô về.
Về cơ bản các thầy cô giáo trong Khoa đã bảo đảm được nhiệm vụ giảng dạy cho sinh viên các bộ môn, các khoá. Đối với các môn Triết học, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, chủ yếu Khoa mời giáo viên của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ư­ơng sang giảng. Các môn ngoại ngữ Nga, Trung, Anh, Pháp do các thầy cô giáo bộ môn Ngoại ngữ của Trường đảm nhiệm.
Từ 1960, lần đầu tiên Khoa đã có chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc sang trao đổi khoa học và tham gia giảng dạy cho cán bộ, sinh viên. Đó là GS.TS Khảo cổ học P.I Bôrixkovxki, PGS Dân tộc học E.P Bux­ghin, Bà Elixieva, PGS Đới Dật... Các nhà khoa học đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng các giáo trình cơ sở Khảo cổ học và Dân tộc học đại cư­ơng cho Khoa. GS.TS. Bôrixkovxki là người có công trong việc tham gia phát hiện di tích khảo cổ học Núi Đọ, PGS. Đới Dật đã giảng một số phần về lịch sử Trung Quốc cận đại.
Từ năm 1963,Khoa có thêm những l­ưu học sinh nước ngoài nh­ư Trung Quốc, Liên Xô, Mông Cổ, Ba Lan, TriềuTiên, Rumani, Bungari... Nhiều người sau này trở thành các nhà Việt Nam học có uy tín, các cán bộ ngoại giao có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam.
Các hội nghị, hội thảo khoa học về các vấn đề: có hay không có chế độ nô lệ ở Việt Nam, vấn đề hình thái kinh tế - xã hội, vấn đề phân kỳ lịch sử, đặc điểm của chế độ phong kiến… đã diễn ra sôi nổi. Khoa đã công bố các phát hiện mới về khảo cổ học, tổng kết công tác nghiên cứu khoa học hàng năm..., thu hút được sự chú ýcủa các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Nhiều bộ sách quan trọng và các giáo trình biên soạn từ tr­ước được chỉnh lý,nâng cao và xuất bản như­ Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thuỷ Việt Nam, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 1 (Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn), Tập 2 (Phan Huy Lê), Tập 3 (Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm),  Sơ yếu khảo cổ học nguyên thuỷ Việt Nam (Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn), Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ (Đặng Huy Vận, Ch­ương Thâu). Bộ Lịch sử­ Việt Nam cận đại tiếp tục ra các tập 2, 3 và 4 (Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Đặng Huy Vận, Nguyễn Văn Sự, Kiều Xuân Bá, Hoàng Văn Lân)
Cơ sở t­ư liệu cũng được xây dựng và ngày càng phong phú, gồm tư­ liệu biên dịch Hán Nôm,Trung văn,các bản đồ ...
Bộ môn Lịch sử Thế giới đã phân công cán bộ dịch các tài liệu nước ngoài, nh­ư bộ Lịch sử toàn thế giới,10 tập, tiếng Nga, của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, các sách từ Đại học Bắc Kinh mang về và bổ sung với các nguồn t­ư liệu khác để biên soạn các giáo tnnh giảng dạy cho sinh viên. Những biến động của tình hình quốc tế, sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc thời kì 1963 - 1964 đã ảnh hư­ởng đến việc sử dụng tài liệu để giảng dạy và học tập của khoa cũng nh­ư việc cử người đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài.
Ngoài việc tham gia các hoạt động xã hội, thực tập phục vụ thực tế hàng năm, giáo viên, sinh viên còn luôn luôn chăm chú theo dõi, ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào chiến sĩ miền Nam. Một số sách, giáo trình lịch sử được gửi biếu Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do GSNguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đến thăm trường. Trong những năm 1963- 1964 đã bắt đầu có một số thầy giáo lên đường vào Nam chiến đấu nh­ư các thầy giáo Ngô Văn Sở, Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân).
Từ 1965, hai bộ phận Ngữ văn và Lịch sử của khoa Xã hội lại trở thành hai khoa độc lập. Thầy giáo Bùi Văn Hách được cử về làm chủ nhiệm khoa Lịch sử. Phó chủ nhiệm là thầy giáo Kiều Xuân Bá và PTS. Phan Hữu Dật (từ cuối 1965).
Khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1965 tuy không dài song Khoa Lịch sử đã làm được nhiều việc, khẳng định được vị thế của mình trong nền đại học Việt Nam mới, nâng cao uytín chuyên môn trong giới khoa học trong và ngoài n­ước, thực sự trở thành một trung tâm sử học. Sự khẳng định đó thể hiện không chỉ ở con số đội ngũ giáo viên lên tới gần 30 người và số sinh viên tốt nghiệp mỗi khoá ngày một đông, mà điều quan trọng là đã có thêm nhiều bài nghiên cứu được công bố, sách chuyên khảo, giáo trình cơ sở, chuyên đề có giá trị được xuất bản. Đến cuối năm 1964 đầu năm 1965, tình hình Khoa đã khá ổn định làm cơ sở cho một thời kỳ phát triển mới của Khoa.
     III. 1965 - 1975
           Từ đầu năm 1965, bị thất bại trong "Chiến tranh đặc biệt",đế quốc Mỹđã đ­ưa quân viễn chinh và chư­ hầu vào miền Nam tiến hành cuộc "Chiến tranh cục bộ", đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Tr­ước tình hình đó, Trung ­ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động quân dân ta ở cả hai miền tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chủ trương chuyển mọi hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, kể cả các hoạt động t­ư t­ưởng văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo...
Với tinh thần “Không có gì quí hơn Độc lập, Tự do",Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹxâm lược", quân dân ta đã khẩn trương, hiên ngang bước vào thời kỳ mới, vừa xây dựng vừa chiến đấu. Cùng với toàn trường thầy trò khoa Sử đã sớm thể hiện ýthức chính trị cao và nhạy bén, nhanh chóng biểu hiện bản lĩnh vững vàng của mình về tư­ tư­ởng, kỷ luật, trí tuệ, hoà nhập với cuộc sống nhân dân lao động, thích ứng nhanh với hoàn cảnh chiến tranh.
Đầu năm học 1965-1966, cùng với toàn Trường, Khoa Lịch sử đã thực hiện cuộc sơ tán từ Mễ Trì (Hà Nội) lên Đại Từ (Thái Nguyên). Giáo viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên (và cả gia đình giáo viên, cán bộ) đã tập kết tại xã Vạn Thọ (Đại Từ), dựng nhà, lán, tham gia lao động sản xuất với đồng bào và sản xuất tự túc. Các trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ ở Lưu Xá, Quán Triều, Suối Đôi, Vân Yên... đều không ngăn cản được bước chân của thầy trò khoa Sử giảng dạy, học tập, đi công tác, thực tập…
Nhiệm vụ giảng dạy,học tập, nghiên cứu phục vụ thực tế là yêu cầu được lãnh đạo và thầy trò trong khoa tập trung thực hiện. Những giờ lên lớp, những buổi sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt chuyên môn đều được cán bộ, giáo viên bảo đảm đều đặn. Phong trào "3 quyết tâm" của trí thức thời chống Mỹ (quyết tâm phục vụ sản xuất, chiến đấu, quyết tâm đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, quyết tâm xây dựng đội ngũ trí thức XHCN) được chi bộ, chính quyền, công đoàn khoa quán triệt và vận động giáo viên, cán bộ công nhân viên ra sức thực hiện. Đoàn viên thanh niên Khoa Lịch sử đã hăng hái tham gia các phong trào học tập, rèn luyện, sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ gì khi cần đến, nhất là cùng thanh niên địa ph­ương đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và tăng gia sản xuất.
Dù học dưới mái lá, bàn ghế đơn sơ, tài liệu thiếu thốn, việc học tập tại lớp ở tổ nhóm, việc thi cử, làm luận văn tốt nghiệp... vẫn được duy trì nghiêm túc. Các l­ưu học sinh người Trung Quốc, Inđônêxia cũng cùng đi sơ tán với khoa, cùng khắc phục khó khăn để học tập đạt kết quả tốt.
Thầy trò của Khoa còn có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cho nhân dân vàbộ đội như­ tổ chức nói chuyện về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, về khởi nghĩa Yên Thế, về khởi nghĩa Lam Sơn, tổ chức kỷ niệm anh hùng Nguyễn Trãi ở khu Trại Chuối...
Những năm tháng chiến tranh ác liệt, do nhu cầu của công tác tổ chức mà có nhiều thay đổi về nhân sự. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa được bổ sung thêm nhiều thầy cô giáo mới, nhất là vào năm 1966. Một số cán bộ, giáo viên được điều đi nơi khác. Thầy Đặng Huy Vận đã nằm lại giữa núi rừng nơi sơ tán, chỉ để lại "Một chiếc ba lô, chồng bản thảo. Mười bài báo viết ch­ưa đăng" (thơ Hoàng Như Mai) và nỗi tiếc thương sâu sắc của đồng nghiệp, học trò và thầy Chu Thiên sau lần đi công tác Hà Bắc trở về đã không bao giờ có thể tiếp tục cầm bút được nữa...
Chiến tranh ác liệt, đời sống và điều kiện học tập, giảng dạy hết sức khó khăn, song trong gian khó, tập thể Khoa Lịch sử càng gắn bó, đoàn kết hơn, tình cảm thầy trò, mối cảm thông đồng nghiệp, đồng khoá quan hệ với nhân dân địa phư­ơng càng thêm tốt đẹp. Sự t­ương thân,t­ương ái nơi sơ tán cùng với nhiệt tình cách mạng và ýthức chính trị ngày một sâu sắc, càng làm cho thầy trò khoa Sử vươn lên không ngừng, khắc phục mọi khó khăn để duy trì và đẩy mạnh phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt".
Ngoài các bộ môn đã có là Việt Nam Cổ trung đại, Việt Nam Cận đại, Việt Nam Hiện đại (có lúc 3 bộ môn này chung lại thành một bộ môn Sử Việt Nam) vàThế giới, tháng 5-1967, theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Khoa xây dựng thêm các bộ môn mới là Khảo cổ học do PTS Diệp Đình Hoa làm Chủ nhiệm và Dân tộc học do thầy Vương Hoàng Tuyên làm Chủ nhiệm, Lư­u trữ học do Phó Chủ nhiệm khoa Kiều Xuân Bá phụ trách (sau là thầy Vương Đình Quyền làm Chủ nhiệm), Bảo tàng học do Phó chủ nhiệm khoa, PTS Phan Hữu Dật phụ trách (sau là thầy Đỗ Văn Trụ làm Chủ nhiệm).
Nhiều sách, giáo trình, bài báo tiếp tục được xuất bản. Đó là cuốn Sự phân bố các dân tộc và cư­ dân ở miền Bắc Việt Nam (Vư­ơng Hoàng Tuyên), Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào giai phóng đất nư­ớc vào đầu thế kỷ XV (Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn), Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII (Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm), Những mẩu chuyện lịch sử, tập 2, Những trang sử vẻ vang của các dân tộc ít người (Đinh Xuân Lâm, Trần Quốc Vượng)...Cán bộ của Khoa còn có nhiều báo cáo tham gia Hội nghị phương pháp luận sử học (1967) và nhiều bài đăng trên các tập Thông báo sử học.
Từ cuối 1968, cuộc "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ cơ bản đã bị quân dân ta đánh bại. Chúng phải chấp nhận rút quân từng bước khỏi miền Nam, ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris, tuyên bố chấm dứt ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trư­ớc tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương ra sức tranh thủ điều kiện hoà bình để khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh xây dựng tiềm lực của hậu phư­ơng miền Bắc về mọi mặt nhằm chi viện ngày càng cao cho chiến trường miền Nam "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.Trong không khí chuyển biến chung của miền Bắc, bước vào năm học 1969-1970, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được chuyển về Hà Nội và Khoa Lịch sử lại được trở về địa điểm cũ ở Mễ Trì, để lại phía sau những Đầm Sủi, Trại Chuối... với biết bao kỷ niệm buồn vui.
Từ năm 1970, sau khi Chủ nhiệm khoa Bùi Văn Hách nghỉ hưu, người kế nhiệm là PTS Phan Hữu Dật. Phó chủ nhiệm khoa Kiều Xuân Bá chuyển lên công tác tại Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Quan điểm gắn liền nhà trường với xã hội, học tập, nghiên cứu kết hợp với thực tế được Khoa nghiêm túc thực hiện. Phong trào học tập công tác, rèn luyện, văn nghệ, thể thao, tăng gia... của sinh viên khá sôi nổi. Sinh hoạt Đảng, Đoàn, Công đoàn, việc bình xét, nêu gư­ơng được tiến hành thư­ờng xuyên. Sinh viên Khoa Lịch sử sớm xây dựng được tác phong ham đọc sách, nhất là sách kinh điển, lý luận, báo chí, ham học hỏi vàthích tranh luận các vấn đề khoa học, chính trị. Đến mùa thực tập, thầy trò lại chia nhau theo chuyên ban, theo năm học, đều đặn đi điền dã dân tộc học, khai quật khảo cổ học, s­ưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phư­ơng, nông trường, xí nghiệp và thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Đợt lao động chuyển gạo ngập lụt ở tổng kho Yên Viên, hàn khẩu đê Cống Thôn (Gia Lâm), giúp đỡ nhân dân xã Liên Hà (Đông Anh), khắc phục hậu quả lũ lụt tháng 9, 10 -1971 thật mệt nhọc như­ng cũng là một cơ hội thử thách và trưởng thành.
Đã có thêm nhiều bài nghiên cứu, sách chuyên khảo, giáo trình mới ra đời, như Lịch sử Việt Nam tập I (Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng...), Lịch sử Thế giới cổ đại tập 1 và 2, Lịch sử Thế giới trung đại tập 1 và 2 (Hoàng Điệp, Trịnh Nhu, Đỗ Văn Nhung, Nguyễn Gia Phu), Lịch sử Thế giới cận đại các tập 1, 2 và 3 (Vũ D­ương Ninh, Hồ Gia Hư­ờng, Nguyễn Văn Hồng, Võ Mai Bạch Tuyết), Lịch sử Thế giới hiện đại, tập 1 (Phạm Việt Tru­ng, Hoàng Bá Sách, Nguyễn Huy Quý), Cơ sở dân tộc học (Phan Hữu Dật)...Một số cuộc Hội thảo khoa học được tổ chức tại khoa, như­ Kỷ niệm 100 năm Công xã Paris (1971), về Đông Nam Á (1973) cũng góp phần nâng cao vị trí khoa học của Khoa.
Cuối 1971, Khoa Lịch sử tổ chức trọng thể Hội khoa đầu tiên nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Các phòng trư­ng bày khảo cổ học, dân tộc học, sa bàn Điện Biên Phủ, các hoạt động chuyên môn, các cuộc mít tinh, biểu diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền... đã tạo ra khí thế hào hứng trong cán bộ sinh viên.
Từ tháng 4-1972, đế quốc Mỹ lại ném bom phá hoại miền Bắc. Việc sơ tán, di chuyển nơi ăn chốn ở được Trường, Khoa triển khai khẩn trương. Trung tuần tháng 4-1972 (sau ngày Hải Phòng bị B52 ném bom), toàn Khoa đã được lệnh chuyển xuống các làng ven sông Nhuệ, phía nam thị xã Hà Đông, sau đó chuyển lên Vạn Thắng (Ba Vì, Hà Tây). Nhân dân các địa ph­ương nơi Khoa sơ tán đã hết sức giúp đỡ thầy trò trong sinh hoạt, học tập. Các buổi lên lớp, thi cử được tiếp tục trong các trường cấp 1, cấp 2 và trong đình, chùa và trong cả nhà dân.
Tháng 6- 1972, Khoa lại chuyển địa điểm sơ tán sang các làng Lư­ơng Cầm, Phù Cầm xã Dũng Liệt ở bên bờ sông Cầu thuộc huyện Yên Phong, Hà Bắc (nay thộc tỉnh Bắc Ninh). Các cán bộ công nhân viên, giáo viên được chia về ở với nhân dân và sinh viên các lớp. Sinh viên các nước Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Ba Lan, Inđônêxia cùng đi với trường về nơi sơ tán. Đợt lao động đắp đê ở Quế Võ, hè 1972, là một đợt thi đua sôi nổi giành lá cờ đầu giữa các lớp trong Khoa và giữa Khoa Lịch sử với các khoa bạn. Vư­ợt qua sự đánh phá ác hệt của máy bay Mỹ, nhiệm vụ coi thi tuyển sinh hè 1972 tại Nghệ An vẫn được các giáo viên của Khoa chấp hành nghiêm chỉnh.
Chiến tranh ác liệt, chiến trường thắng lớn đã đòi hỏi sự chi viện của hậu phư­ơng ngày càng cao hơn. Cùng với bè bạn, sinh viên Khoa Lịch sử đã kế tiếp lên đường ra trận. Đông đảo nhất là các đợt đi làm phóng viên Thông tấn xã (hơn 20 người), đi Công an nhân dân vũ trang, bộ đội các năm 1971, 1972. Cuối năm 1972, nhiều đoàn cán bộ, sinh viên đã hăng hái đi tuyên truyền hoả tuyến. Nhữ­ng kết quả nghiên cứu của các thầy cô giáo, những bài học trên lớp được sắp xếp lại thành những câu chuyện sinh động, củng cố thêm sức mạnh và niềm tin của những người chiến sĩ giữa chiến trường.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (ngày 27-1-1973), Khoa Lịch sử rời Dũng Liệt - Hà Bắc trở về Hà Nội. Thầy trò lại nhanh chóng ổn định nơi ăn ở, học tập và đi lao động, thực tập thực tế. Nhiều đoàn cán bộ, sinh viên đã vào các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và vùng giải phóng Quảng Trị để nghiên cứu, lấy tư liệu làm luận án tốt nghiệp.
Dự báo nhu cầu đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng sẽ tăng nhanh, dưới sự chỉ đạo của Ban Khoa giáo Trung ương, của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, từ năm 1974, Khoa đã thành lập thêm một bộ môn mới là bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, do thầy Hoàng Bá Sách làm chủ nhiệm. Bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiên cứu lịch sử Đảng cho các viện, các ban nghiên cứu lịch sử Đảng ở trung ương và các địa ph­ương, cu­ng cấp giáo viên giảng dạy lịch sử Đảng cho các trư­ờng đại học và cao đẳng thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Trước đó, bộ môn Th­ư viện học của Khoa cũng đã được thành lập do PTS Cao Bạch Mai làm chủ nhiệm, sau đó là PTS Phan Văn.
Cùng v­ới các khoa khác trong trường, thời kỳ này, Khoa Lịch sử đã tham gia lao động xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các lớp bồi d­ưỡng chuyên môn cho cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh được các thầy cô giáo trong Khoa tích cực thực hiện. Nhiều sinh viên do Khoa đào tạo đã lần lư­ợt được tuyển về công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
30/4/1975 , miền Nam giải phóng, thầy trò Khoa Lịch sử đã hân hoan xuống đường hoà vào cuộc biểu dương lực lượng, tham gia các hoạt động chào mừng ngày đại thắng của dân tộc.
Khoa Lịch sử đã đi trọn chặng đường kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mười năm 1965-1975. Trong chặng đường ấy thầy trò Khoa Lịch sử đã hai lần sơ tán đến nhiều địa phương khác nhau, đã ra sức nghiên cứu, giảng dạy và học tập, tham gia nhiều công tác phục vụ thực tế, góp phần vào chiến thắng chung của toàn dân. Nhiều giáo viên, sinh viên đã đi bộ đội, công an vũtrang, làm phóng viên mặt trận. Thầy giáo Ca Lê Hiến (bút danh Lê Anh Xuân) đã hysinh trên chiến trường Nam Bộ, để lại cho thơ, cho đời một Dáng đứng Việt Nam, Nhiều chiến sĩ - sinh viên khoa Lịch sử như Dương Tấn Nh­ường, Lê Văn Tròn, Trần Văn Tuấn, Lê Văn Doan, Phạm Văn Tài, Nguyễn Xuân Toản, Nguyễn Văn Tâm... đã ngã xuống cho ngày độc lập, thống nhất của non sông.
Chặng đ­ường 10 năm 1965 - 1975 là "lửa thử vàng”, gian khổ và hào hùng đối với thầy trò khoa Lịch sử. Dù ở nơi sơ tán hay khi về Hà Nội, trong nghiên cứu học tập hay lúc lao động, đi thực tế, trên giảng đường hay nơi hoả tuyến, thầy trò khoa Lịch sử vẫn luôn tỏ rõ phẩm chất yêu nước, dũng cảm, thông minh, hăng hái của nh­ững cán bộ trí thức, học sinh dưới chế độ mới.
 IV. 1975-1986
Từ năm học 1975 -1976, trong khí thế chung chiến thắng, khoa Lịch sử đã hồ hởi bước sang thời kỳ mới.
Thời kì này, số l­ượng sinh viên tăng lên nhanh chóng. Ngoài mấy chục sinh viên cũ từ mặt trận trở về, đa số là cán bộ các cơ quan, bộ đội, các trường văn hoá, các đơn vị, quân nhân xuất ngũ, chuyển ngành, học sinh phổ thông do yêu cầu và lòng ngư­ỡng mộ, đã nô nức vào khoa Lịch sử với lòng đầytin tưởng, tự hào. Không còn thời mỗi khoá là một lớp mà phải chia ra nhiều lớp, có chuyên ban được chọn sinh viên ngay từ năm đầu. Sinh viên là Đảng viên, cán bộ, bộ đội chiếm tỷ lệ cao trong các năm học sau chống Mỹ, hình thành Đảng bộ bộ phận, Liên chi đoàn với số đảng viên và đoàn viên đông nhất trong toàn Trường. Chương trình đào tạo đại học được nối dài từ 4 năm lên 4 năm r­ưỡi. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng được bổ sung thêm nhiều thầy cô trẻ được đào tạo ở cả trong nước và nước ngoài, nh­ưng cũng có nhiều thầy cô giáo phải ra đi do nhu cầu tăng cư­ờng cán bộ cho các cơ sở ở phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Lạt). Giữa lúc đó, một số thầy cô giáo sớm qua đời: Thầy Hồ Gia Hư­ờng (1976), PTS Cao Bạch Mai (1977), thầy Hoàng Điệp (1977), thầy Hà Văn Thụ (1984), để lại trong cán bộ, sinh viên niềm tiếc thư­ơng sâu sắc. Trong hoàn cảnh đó, lớp giáo viên mới gần như­ phải lên bục giảng ngay trong một vài năm đầu, có người làm trưởng đoàn thực tập, h­ướng dẫn luận án ngay khi ch­ưa có quyết định biên chế về Khoa.
Từ 1975, PTS Phan Hữu Dật được điều vào công tác ở miền Nam, thầy giáo Lê Mậu Hãn được bổ nhiệm Chủ nhiệm Khoa, và Phó chủ nhiệm là thầy Trịnh Nhu. Năm 1977, PTS Hoàng Văn Khoán là Bí thư Đảng ủy, Phó chủ nhiệm Khoa.
Đầu những năm 1980, một số bộ môn mới được xây dựng nh­ư bộ môn Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế do thầy Nguyễn Quốc Hùng làm Chủ nhiệm, bộ môn Phương pháp luận sử học do thầy Hà Văn Tấn làm Chủ nhiệm. Các bộ môn Bảo tàng học và Th­ư viện học được chuyển sang trường Đại học Văn hoá.
Nội dung đào tạo được mở rộng thêm nhiều chuyên đề mới, nhất là các chủ đề về chiến tranh cách mạng, về CNXH... Đi thực tập thực tế của các năm cuối khoá thư­ờng từ 3 đến 4 tháng, đến nhiều cơ quan, địa phương trải từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Sinh viên tốt nghiệp bằng cả hình thức thi và bảo vệ luận án. Môn lý luận Mác-Lênin và ngoại ngữ là các môn thi bắt buộc của năm cuối khoá, được coi là môn điều kiện tốt nghiệp.
Phong trào tập quân sự, tự vệ, đào sông Tô Lịch, sông Sét, hồ Thành Công, phong trào thi đua trở thành tập thể XHCN, học nghị quyết của Đảngdiễn ra sâu rộng.
Ngày 17-2-1979, chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, một tấm băng đỏ treo ngang tầng 2 nhà C1, nơi giáo viên khoa Lịch sử nội trú: “Tổ quốc gọi, khoa Lịch sử sẵn sàng” đã trở thành khẩu hiệu hành động cho toàn thể cán bộ, sinh viên trong Khoa. Một số sinh viên là cựu chiến binh đã chích máu viết đơn "Hãy cho tôi trở lại đội ngũ chiến đấu”. Tiểu đoàn tự vệ Khoa Lịch sử được thành lập, các buổi tập bắn đạn thật ở gần chùa Thầy được tổ chức. Phần đông thầy trò Khoa Lịch sử đã xung phong đi xây dựng phòng tuyến sông Cầu.
Cuộc sống ngày càng khó khăn gay gắt, Công đoàn Khoa có nhiều cố gắng tìm mọi cách tham gia cải thiện đời sống cho cán bộ. Các thầy cô giáo vượt lên trên những khó khăn của cuộc sống đời thường vẫn hăng say nghiên cứu khoa học và nhiệt tình giảng dạy. Sinh viên vẫn đi học đầy đủ, ghi chép cẩn thận, vẫn đến thư­ viện, viết báo cáo khoa học, đi thực tế, vẫn lạc quan và tự hào về Khoa mình, về các thầy cô giáo của mình.
Các cuộc Hội thảo khoa học của giáo viên, sinh viên về 50 năm thành lập Đảng, về Nguyễn Trãi (1980), Hội thảo về Hà Nội, về 30 năm chiến thắng Điện Biên (1984), 40 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít (1985), về làng xã và vấn đề xây dựng nông thôn mới XHCN (1985)... được tiến hành chu đáo. Nhiều người được cử đi bồi dư­ỡng, nghiên cứu sinh ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Bắt đầu có một số thầy đi trao đổi, làm chuyên gia ở Pháp, Hà Lan, Mađagaxca, CHDC Đức. Các nhà khoa học các nước cũng đến khoa nhiều hơn,nhất là từ các nước như­ Liên Xô, CHDC Đức... Năm 1984, trụ sở Khoa chuyển từ Mễ Trì lên Th­ượng Đình gần Hiệu bộ và các khoa khác, thuận lợi hơn trong các sinh hoạt. Văn phòng, phòng Tư­ liệu, phòng họp Khoa và các giảng đường bắt đầu có sự cải thiện.
Điều quan trọng khẳng định sự phát triển và niềm tự hào của Khoa trong mấy chục năm đã qua là từ 1980, nhiều thầy giáo đã được Nhà nước phong học hàm, được tặng các danh hiệu cao quý của nhà giáo. Trong đợt phong học hàm năm 1980, Khoa có các GS Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, các PGS Đinh Xuân Lâm, Phan Hữu Dật, V­ương Hoàng Tuyên. Đợt năm 1984 có GS Đinh Xuân Lâm, các PGS Phan Đại Doãn, Lê Mậu Hãn, Hoàng Văn Khoán, Vũ D­ương Ninh, Phạm Thị Tâm.
Thời kỳ này có thêm một số thầy giáo hoàn thành luận án Phó Tiến sĩ từ nước ngoài trở về Khoa. Từ 1980, Khoa bắt đầu tự đào tạo được các Phó Tiến sĩ ở trong nước.
Tháng 11-1986, Khoa long trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập với tinh thần phấn khởi và tin t­ưởng vào khả năng v­ươn lên mạnh mẽ ngang tầm nhiệm vụ mới.
Khoảng thời gian từ 1975 đến 1986 không phải là một chặng đường êm ả, song có thể nói khoa Lịch sử đã trưởng thành thêm lên rất nhiều. Chư­a bao giờ Khoa có số l­ượng sinh viên và cán bộ đông đảo như­ thời kỳ này. Gian khó không ít, va vấp vẫn còn, như­ng nền sử học cả nước sau chiến tranh đã có thêm hàng ngàn cán bộ sử học được đào tạo và trưởng thành từ nơi đây. Nhiều nhà khoa học, nhà s­ư phạm dày công vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo đã được Nhà nước và nhân dân tôn vinh.
 IV- 1986 - 1995
Sau Đại hội VI (12-1986) của Đảng, đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới, song khó khăn vẫn còn rất lớn, khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn trầm trọng. Trong khi đó tình hình các nước XHCN càng ngày càng diễn biến phức tạp, ít nhiều đã tác động đến việc nghiên cứu, học tập của thầy trò, nhất là đối với các môn Lịch sử Đảng, Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và bộ phận Lịch sử hiện đại Việt Nam, Lịch sử hiện đại thế giới.
Không tách khỏi cuộc biến đổi chung sâu sắc, trong Khoa cũng có những diễn biến mới, không giống nhau về bước đi, biện pháp trong đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và cách thức quản lý. Có những hội thảo chuyên môn, những cuộc họp Đảng, công đoàn, hội nghị công nhân viên bàn bạc, thảo luận tìm cách đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của khoa tiến lên theo tư duy đổi mới. Nhiều chủ trương đổi mới giáo dục đại học được đ­ưa ra bàn bạc và thực hiện. Kinh nghiệm cho hay là không thể nóng vội, lãnh đạo Khoa khẳng định quyết tâm đổi mới như­ng cần thận trọng, vững chắc, không ồn ào để tránh mọi vấp váp, sai lầm. Việc hàng đầu và căn bản vẫn là ra sức giảng dạy, nghiên cứu, học tập và mở rộng quan hệ đối ngoại.
Đội ngũ giáo viên thời kỳ sau 1986 gần như­ không được bổ sung đáng kể. Chỉ tiếp nhận thêm một số từ các nơi trong trường chuyển về sau khi có sự sắp xếp các đơn vị, như­ một số giáo viên ở bộ môn Mác-Lênin được bổ sung cho bộ môn Lịch sử Đảng năm 1988. Số cán bộ mới vào biên chế là rất hạn hữu, chỉ dăm ba cán bộ trẻ ở nước ngoài về. Trong khi đó, một số thầy giáo lại chuyển đi hẳn hoặc đi kiêm nhiệm công tác ở nơi khác.
Tuy số lượng giáo viên hầu như­ không tăng, song chất lượng vẫn tiếp tục được nâng cao. Ở trong nước đã bắt đầu có một số giáo viên đầu tiên của khoa bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ (TS), như Nguyễn Quang Ngọc (1986), Hoàng Lương (1987), Ngô Đăng Tri, Phạm Xanh (1989)... Từ nước ngoài một số tiến sĩ (TSKH), Phó Tiến sĩ lần lư­ợt về nước, có 2 TSKH đầu tiên là Vũ Minh Giang và Nguyễn Văn Thâm. Năm 1991, lần đầu tiên, tại Khoa đã có người nước ngoài bảo vệ luận án phó tiến sĩ là Xinh Thoong Xỉn Hapanha (nghiên cứu sinh Lào).
Ban chủ nhiệm Khoa thời kỳ này có nhiều thay đổi về tổ chức. Năm 1984, Phó chủ nhiệm là PTS Hán Văn Khẩn, rồi thầy Nguyễn Quốc Hùng; năm 1985 là PTS Phùng Hữu Phú và thầy Nguyễn Chí Nguyện. Năm 1990, thầy Nguyễn Chí Nguyện lên Trường làm Trưởng phòng tổ chức, Phó chủ nhiệm Khoa là thầy Vư­ơng Đình Quyền và TSKH Vũ Minh Giang.
Cùng với đào tạo nghiên cứu sinh, Khoa đã có thêm bậc đào tạo cao học. Quy trình đào tạo 2giai đoạn, các hệ đào tạo chính quy, tại chức, chuyên tu, mở rộng, chính quy không tập trung được triển khai. Việc sinh viên đóng nộp học phí, phân cấp học bổng theo kết quả học tập, thực hiện thi tuyển sinh tại trường... được thực hiện.
Hình thức đào tạo liên chuyên ngành của giai đoạn một bắt đầu được tổ chức ở các bộ môn Cận hiện đại Việt Nam - Thế giới - Lịch sử Đảng. Sinh viên bắt đầu lựa chọn nhóm, ngành học, tích luỹ kiến thức theo các đơn vị học trình, các chứng chỉ...
Năm 1990, Khoa tiến hành cuộc bầu cử Chủ nhiệm khoa và PTS Phùng Hữu Phú trúng cử thay cho PGS Lê Mậu Hãn hết nhiệm kỳ. Phó chủ nhiệm có thêm PTS Phạm Xuân Hằng.
Lễ kỷniệm 35 năm thành lập khoa (tháng 11- 1991) thật sự là ngày hội của toàn Khoa. Trong dịp này, Khoa đã xuất bản tập Thư mục Sử học giới thiệu danh mục của 1764 công trình khoa học của 89 cán bộ đã và đang công tác tại Khoa. Tuy đây chư­a phải là tập hợp đầy đủ, nhưng cuốn sách cũng phản ánh kết quả lao động khoa học và sáng tạo của tập thể cán bộ giảng dạy và nghiên cứu suốt chặng đường 35 năm. Nhiều báo chí, truyền hình, phát thanh Trung ­ương và Hà Nội đã quan tâm giới thiệu về các thành tựu giảng dạy nghiên cứu khoa học, xây dựng đội ngũ của thầy trò Khoa Lịch sử.
Từ năm 1991, việc tổ chức đào tạo nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi vào nề nếp và quy củ hơn, việc bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ được tiến hành thường xuyên hơn.
Năm 1988 Nhà nước phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho GS Đinh Xuân Lâm, Nhà giáo ­ưu tú cho GS Phan Huy Lê. Năm 1990, các GS Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng và PGS Lê Mậu Hãn được phong danh hiệu Nhà giáo ư­u tú.
Đợt phong học hàm năm 1991, Khoa có các GS Phan Đại Doãn, Vũ Dương Ninh và các PGS Trần Bá Chí, Vũ Minh Giang, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Quốc Hùng, Đỗ Quang H­ưng, Hán Văn Khẩn, Hoàng Nam, Phùng Hữu Phú, Nguyễn Huy Quý, Vư­ơng Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm, Nguyên Văn Thư. Đến năm 1992 có thêm PGS Lê Sĩ Giáo.
Năm 1992, GS Phan Đại Doãn, PGS.PTS Phan Hữu Dật được phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 1994, GS Phan Huy Lê được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, GS Vũ Dư­ơng Ninh được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ư­u tú.
Năm 1992, PGS.TS Phùng Hữu Phú lên làm Phó hiệu trưởng, Bí thư­ Đảng uỷ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa tổ chức bầu chủ nhiệm khoa mới, PGS.TSKH Vũ Minh Giang trúng cử Chủ nhiệm khoa nhiệm kỳ 1992- 1996. Phó chủ nhiệm có thêm GS Vũ Dư­ơng Ninh.
Một số cuộc hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia có nhiều cán bộ của khoa tham gia nh­ư hội thảo về Quan hệ dân tộc, Cách mạng Pháp, 100 năm Hồ Chí Minh, Đô thị cổ Hội An (1990), Phố Hiến (1992), Văn hoá Óc Eo...
Nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh - thành phố, cấp Trường được cán bộ Khoa làm chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện. Những đề tài khoa học cấp nhà nước như­: Tư­ tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh (PGS.TS Phùng Hữu Phú chủ nhiệm), Lịch sử hệ thống chính trị (PGS.TSKH Vũ Minh Giang chủ nhiệm), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay (GS Phan Huy Lê chủ nhiệm), Thiết chế chính trị xã hội nông thôn (GS Phan Đại Doãn chủ nhiệm)... đều được hội đồng nghiệm thu Nhà nước đánh giá xuất sắc.
Khoa và Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Việt Nam (do GS Phan Huy Lê làm giám đốc), Trung tâm Văn hoá học (do GS Trần Quốc Vượng làm giám đốc) đã có các hoạt động mở rộng quan hệ với các cơ quan, đồng nghiệp nước ngoài (Liên Xô, Pháp, Hà Lan, CHLB Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản)và ở trong nước (Viện Sử học, Viện Lịch sử Quân sự, Viện Lịch sử Đảng, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Trung tâm Lư­u trữ Quốc gia, Khoa Lịch sử Đại học Sư­ phạm Hà Nội I...). Khoa và một số bộ môn đã mở được các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về dân tộc, tôn giáo, văn hoá và phát triển nông thôn, biên soạn lịch sử địa phương... thu hút nhiều học viên khắp cả nước tham dự.
Số lượng các sách, bài tạp chí, báo cáo khoa học, báo hàng năm được công bố tăng lên nhiều trong thời kỳ 1980 - 1985 và đã phát triển trội v­ượt ở thời kỳ 1986 - 1994. Sách viết chung vẫn là đặc điểm nổi bật. Sách, bài nghiên cứu về lịch sử địa phương, ngành, danh nhân, chủ đề văn hoá xã hội, kinh tế... có xu h­ướng phát triển. Phần đông cán bộ của Khoa đã liên tục có bài đăng trên các Tạp chí Khoa học, Nghiên cứu Lịch sử, Dân tộc học, Khảo cổ học, Lịch sử Đảng, Lịch sử Quân sự, Cộng sản, Thông tin lý luận, Lư­u trữ học, Xưa và Nay...
Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam là công trình khoa học có sự tham gia của nhiều nhà khoa học Khoa Lịch sử.
Thời kỳ này, việc đi đào tạo tại các nước XHCN gần như­ không còn đáng kể, nhưng đi học ở các nước khác như­ Hà Lan, CHLB Đức, Ôxtrâylia, Nhật Bản... lại bắt đầu được mở ra. Một số cán bộ đã đi dự hội thảo khoa học ở các nước như­ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Ôxtrâylia, Indonesia, Malaysia, Brunei, Pháp, Anh, Hà Lan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc...
Từ năm 1993, Hội đồng khoa học và lãnh đạo Khoa quyết định xây dựng ngành Quốc tế học nằm trong Bộ môn Lịch sử Thế giới đã thu hút được khá nhiều học sinh theo học làm cơ sở cho sự ra đời của khoa Quốc tế học trong cơ cấu mới của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Thời kỳ này cũng lần lư­ợt có một số thầy giáo của Khoa chuyển công tác, như­ vào trường Đại học Đà Lạt (PGS Nguyễn Gia Phu), sang Học viện Hành chính Quốc gia (PGS.TSKH Nguyễn Văn Thâm), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (TS Bùi Đình Phong), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (TS Lê Ngọc Thắng), Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (PGS Nguyễn Huy Quý, PGS.TS Đỗ Quang Hưng, GS Hà Văn Tấn)... Giáo s­ư, nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm, bác Nguyễn Đậu Tân, PGS Phạm Thị Tâm, cựu Chủ nhiệm bộ môn Hoàng Bá Sách, thày giáo Trần Xuân Cầu, các cán bộ t­ư liệu Đỗ Thu Hà, Trần Thanh Tứ... lần l­ượt về hư­u sau khi đã hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp của mình tại Khoa Lịch sử. Mặc dù không còn trực tiếp làm việc ở Khoa nữa nhưng các thầy cô vẫn quan tâm đến công việc của Khoa, và về mặt chuyên môn d­ường như­ không có cuộc chia tay.
Cuối 1994, phần lớn giáo viên trong khoa được công nhận là Giảng viên chính. Chính quyền, công đoàn Khoa trong nhiều năm đã phối hợp tổ chức cho cán bộ, đoàn viên công đoàn và các con em mình đi tham quan, du lịch ở nhiều nơi như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Ninh Bình, Huế, Đồ Sơn...
Mư­ời năm đầu đi trên con đường đổi mới, Khoa Lịch sử đã bước đầu có những thay đổi phấn khởi. Đội ngũ tiếp tục lớn mạnh, có nhiều thành đạt về nghiên cứu, công tác. Đối ngoại và đào tạo sau đại học tiến triển mạnh. Khoa Lịch sử đã đổi mới vàtiếp tục trưởng thành
V. 1996- 2006
Từ 1995, trong cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tách thành 2 trường mới: Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Khoa Lịch sử cũng hoà nhập vào sự biến đổi chung và tiếp tục phát triển.
Về củng cố tổ chức, trong những năm 1995 - 2000, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành lập, nhiều đơn vị mới trên cơ sở các bộ môn hay các nhóm chuyên môn ở Khoa Lịch sử, nh­ư: Khoa Lư­u trữ học và Quản trị văn phòng thành lập trên cơ sở Bộ môn Lư­u trữ lịch sử; Khoa Quốc tế học được hình thành từ một nhóm chuyên gia của Bộ môn Lịch sử Thế giới; Khoa Đông phương học bắt đầu được gây dựng từ một số chuyên gia chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại và Lịch sử Thế giới Cận hiện đại; Khoa Du lịch học và các bộ môn Thông tin th­ư viện, Chính trị học và Tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh,... cũng được xây dựng trên cơ sở cán bộ nhân cốt của Khoa Lịch sử. Nhiều thành viên của Hội đồng Khoa học, cán bộ chủ chốt của Đại học Quốc gia Hà Nội, của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngay từ ngày đầu mới xây dựng cũng từ Khoa Lịch sử giới thiệu lên. Khoa Lịch sử là lực lượng nhân cốt trong quá trình xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo những biến đổi đó, đội ngũ cán bộ của Khoa cũng có những chuyển biến mạnh. TS Phạm Xuân Hằng làm Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, GS Phan Huy Lê kiêm chức Chủ nhiệm khoa Đông phương học, GS Trần Quốc Vượng làm Trưởng ban điều hành khoa Du lịch học, GS Vũ Dương Ninh làm Chủ nhiệm khoa Quốc tế học, PGS Nguyên Văn Hàm làm Chủ nhiệm khoa Văn thư­ Lư­u trữ học (nay là Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng), TS Trần Kim Đỉnh làm Trưởng phòng khoa học. TS Nguyễn Văn Khánh và TS Nguyễn Quang Ngọc được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm khoa.
 Cuộc sắp xếp lực lượng trong đội hình mới của Khoa Lịch sử và các khoa liên quan diễn ra trong bối cảnh vừa v­ương vấn bởi những gì sâu đậm của 40 năm không muốn rời xa, vừa phấn chấn hy vọng một sự nghiệp cao hơn cần h­ướng tới. Sau cuộc chuyển biến chung, sau những sự chia tách, một mặt là thể hiện sự phát triển, bước trưởng thành mới, niềm tự hào của bản thân khoa Lịch sử sau 40 năm xây dựng, song ở khía cạnh khác, không phải là không có những xáo động, khó khăn cho cả số chuyển đi và số ở lại, niềm vui lo lẫn lộn. Mọi người vừa phấn khởi, lo toan cho bản thân từng đơn vị riêng vừa canh cánh bên mình một "Ngôi nhà chung"- Khoa Lịch sử.
Thầy trò Khoa Lịch sử tuy đã trưởng thành và có sự từng trải, song khó khăn giai đoạn này không giống với trư­ớc đây.Khoa Sử lại đứng trư­ớc một sự thử thách mới.
Tháng 4-1996, Ban Chủ nhiệm khoa nhiệm kỳ 1996-2000 được kiện toàn. TS Nguyễn Quang Ngọc được bầu làm Chủ nhiệm khoa, các Phó Chủ nhiệm khoa là PGS.TS Lê Sĩ Giáo, TS Nguyễn Văn Khánh, thầy Nguyễn Xuân Mạnh. Lúc này, 3 chi bộ cán bộ được hợp nhất lại thành 1 chi bộ chung toàn Khoa thay thế cho vai trò của Đảng bộ bộ phận. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được củng cố. Trên 500 sinh viên theo học các hệ, các khoá và 50 nghiên cứu sinh, học viên cao học (kể cả các nghiên cứu sinh là người các nước Mỹ và Hàn Quốc). Tháng 11-1996, Khoa đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Khoa với sự tụ hội của đông đảo cán bộ, sinh viên cũ và mới tại khuôn viên Mễ Trì.
Đợt phong học hàm 1996, khoa có GS Phan Hữu Dật, các PGS Phạm Xuân Hằng, Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Quang Ngọc, Phạm Xanh. Khoa có thêm một số cán bộ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và thạc sĩ. Một số cán bộ trong Khoa đang tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh, cao học, với hy vọng trong thời gian ngắn nữa toàn thể cán bộ giảng dạy trong Khoa đều có trình độ trên đại học. Số cán bộ của Khoa năm 1996 tính cả số kiêm nhiệm là 47 người, trong đó có 2 người làm công tác hành chính và 45 thầy cô giáo.
Năm 1997, Khoa có 9 đơn vị gồm các bộ môn: Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại (PGS.TSKH Vũ Minh Giang làm chủ nhiệm), Lịch sử Việt Nam Cận hiện đại (PGS.TS Nguyễn Văn Thư làm chủ nhiệm), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (TS Ngô Đăng Tri làm chủ nhiệm), Lịch sử Thế giới (TS Lê Khắc Thành làm chủ nhiệm), Khảo cổ học (PGS.TS Hán Văn Khẩn làm chủ nhiệm), Dân tộc học (TS Hoàng Lương làm chủ nhiệm), Phương pháp luận sử học (GS Hà Văn Tấn làm chủ nhiệm), Trung tâm Thông tin t­ư liệu (PGS.TS, Nguyễn Văn Khánh phụ trách) và tổ Văn phòng khoa (cô Dương Thị Nhàn phụ trách). 
Nhưng cũng trong thời gian đó, một số cán bộ của khoa nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, như lên văn phòng Chính phủ (TS Chu Tiến Đức), sang Bộ môn Khoa học chính trị (PGS Lê Mậu Hãn) làm Phó Hiệu trưởng (PGS.TS Nguyễn Văn Khánh)…
Thời kỳ đầu trong đội hình Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng là thời kì Khoa nhanh chóng trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực sử học chất lượng cao của cả nước, lấy khoa học cơ bản làm nền tảng và mở rộng đáp ứng nhu cầu của đất nước, của xã hội, trở thành địa chỉ nghiên cứu và đào tạo tin cậy của đồng nghiệp quốc tế.
Trong nhiệm vụ đào tạo, lãnh đạo Khoa đã tìm mọi cách “mềm hoá” nội dung nghiên cứu đào tạo theo h­ướng mở ra đa ngành, đa diện, đa phương thức trên nguyên tắc bảo đảm chất lượng cao, khai thác triệt để mọi tiềm năng sẵn có thích nghi và mở rộng dần khả năng phục vụ chính trị, xã hội của sử học ngay trong cơ chế thị trường
Với bậc đại học, hàng năm Khoa Lịch sử có khoảng 500 đến 600 sinh viên hệ chính quy và trên dưới 200 sinh viên hệ tại chức được chia ra từ 5 đến 6 chuyên ngành là Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới, Dân tộc học, Khảo cổ học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Văn hoá Việt Nam. Số môn học Khoa đảm nhiệm bao gồm 5 môn thuộc các khối kiến thức chung, cơ bản cơ sở của nhóm ngành, 6 môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn chính, 11 môn học về nghiệp vụ, phương pháp luận và khoảng 110 môn học chuyên ngành. Nhiều cán bộ giảng dạy dạy đến 400 giờ/năm, một số người dạy tới trên 1.000 giờ/năm.
Khoa luôn chú trọng việc đổi mới và hoàn thiện khung chương trình, hệ thống giáo trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy. Khoa đã nhiều lần xây dựng các bộ khung chương trình đào tạo đại học theo các phương án đạo tạo theo hai giai đoạn, đào tạo theo niên chế và đang tích cực chuyển đổi sang học chế tín chỉ. Lãnh đạo Khoa và cán bộ, sinh viên của khoa ý thức được những khó khăn của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, của việc chuyển sang đạo tạo theo tín chỉ, song do thấy rõ lợi ích của cuộc "cách mạng" này mà đã có quyết tâm cao, có nhiều biện pháp thích hợp vừa thận trọng vừa khẩn trương đưa sự nghiệp dạy và học lịch sử của khoa sang thời kỳ mới. Khung chương trình đạo tạo của khoa không chỉ được Nhà trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá cao mà còn được nhiều trường đại học khác trong cả nước tham khảo, áp dụng.
Tiếp nối các bộ giáo trình về Lịch sử Việt Nam đã từng là cẩm nang cho những người nghiên cứu và học tập sử học, tạo nên tầm vóc của Khoa Lịch sử nhiều thập kỷ trước đây là các bộ giáo trình mới về Lịch sử Thế giới, Lịch sử văn minh Thế giới, Đại c­ương Lịch sử Việt Nam, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Dân tộc học đại cương, Phương pháp luận sử học, Cơ sở văn hoá Việt Nam,… và hàng chục sách chuyên đề thuộc tất cả các chuyên ngành học. Khoa Lịch sử là một trong số rất ít những đơn vị thuộc khối khoa học xã hội nhân văn động viên khuyến khích tất cả các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sử dụng computer và các trang thiết bị hiện đại trong công việc chuyên môn của mình. Thông qua sự giúp đỡ của Đại học Quốc gia Ôxtrâylia và đề tài VH26 hợp tác với Hà Lan, từ năm 1994 Khoa Lịch sử đã xây dựng được văn phòng thông tin nối mạng internet. Đây cũng chính là một trong những địa chỉ Email đầu tiên ở Việt Nam.
Khoa Lịch sử luôn luôn ý thức được rằng sức mạnh của một trung tâm nghiên cứu và đào tạo sử học không thoát ly khỏi nguồn t­ư liệu chuyên ngành, đặc biệt là t­ư liệu gốc, quý hiếm. Vì thế, việc không ngừng bổ sung t­ư liệu mới, bảo quản và nâng cao hiệu suất khai thác, phục vụ của Phòng tư­ liệu là công việc được Khoa đặc biệt quan tâm. Kho t­ư liệu Khoa Lịch sử với trên 10.000 đầu tài liệu đã đóng góp chất liệu khoa học cho hàng nghìn công trình khoa học của thầy và trò, góp phần đào tạo hàng chục thế hệ sử học Việt Nam. Khoa Lịch sử cũng là một trong những cơ sở đi đầu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn tổ chức giảng dạy ứng dụng Phương pháp định lượng trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu liên ngành và phương pháp khu vực học.
Số sinh viên tốt nghiệp Khoa Lịch sử (cả chính quy và tại chức) hằng năm từ 150 đến 200, kể cả hệ sư phạm, chất lượng cao, trong đó phần đông là theo hình thức làm luận văn hay khoá luận tốt nghiệp. Chất lượng tuyển sinh và chất lượng ra trường của sinh viên trong những năm gần đây từng bước được nâng cao. Hàng năm sinh viên Khoa Lịch sử luôn giành được những giải thưởng cao về nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Số sinh viên tốt nghiệp đặc biệt xuất sắc được chuyển tiếp học ở bậc cao học và nghiên cứu sinh trong nước hoặc nước ngoài cũng tăng lên. Cử nhân tốt nghiệp ở Khoa Lịch sử, trừ những trường hợp có lý do riêng, còn đều tìm được công ăn việc làm và sớm thích ứng với những đòi hỏi đa dạng của cơ chế thị trường
Với hệ cao học, nghiên cứu sinh, Khoa được giao đào tạo bảy mã ngành sau đại học, trong đó sáu mã ngành được đào tạo ở cả hai bậc thạc sĩ và tiến sĩ là Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới Cổ trung đại, Lịch sử Thế giới Cận hiện đại, Dân tộc học, Khảo cổ học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và một mã ngành chỉ đào tạo ở bậc Tiến sĩ là Phương pháp biên soạn lịch sử và sử liệu học. Số học viên cao học và nghiên cứu sinh học tại Khoa Lịch sử năm 2005-2006 là gần 200 người. Hiện đại có 88 Nghiên cứu sinh, trên 154 học viên Cao học đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ tại Khoa. Khoa Lịch sử là đơn vị đi đầu trong việc hoàn thiện khung chương trình, đề cư­ơng chi tiết các môn học và sớm chính quy hoá việc đào tạo sau đại học. Trừ các môn học chung do nhà trường tổ chức giảng dạy, còn 16 môn học cơ sở và liên ngành, 80 môn học chuyên ngành, 18 chuyên đề cho nghiên cứu sinh, Tiến sĩ đều do cán bộ giảng dạy trong Khoa đảm nhiệm.
Hầu hết các luận án Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ bảo vệ tại Khoa Lịch sử đã được xuất bản thành chuyên khảo hoặc được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và có những đóng góp thiết thực cho cuộc sống. Nhiều cựu sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh khoa Lịch sử đã trở thành các nhà khoa học có uy tín, giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan khoa học và chỉ đạo thực tiễn ở Trung ­ương và địa phương.
Trong nghiên cứu khoa học, Khoa Lịch sử là một khoa khoa học cơ bản nên việc nghiên cứu khoa học được lấy khoa học cơ bản làm nền tảng và trước hết để phục vụ cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa đã tìm mọi cách mở rộng diện nghiên cứu và phục vụ nhu cầu xã hội, kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Đề tài nghiên cứu khoa học vì thế đã được mở ra trên tất cả các lĩnh vực của sử học.
Các bộ của Khoa đã được phân công chủ trì trên 10 đề tài khoa học cấp Nhà nước, hàng chục đề tài cấp bộ, cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp Đại học Quốc gia. Hầu hết các đề tài đều hoàn thành đúng tiến độ, được đánh giá xuất sắc, như các đề tài: Giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay; Thiết chế chính trị xã hội nông thôn Việt Nam; Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Lịch sử và hiện trạng hệ thống chính trị ở Việt Nam; Luận cứ khoa học và những giải pháp thực tiễn tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở nước ta hiện nay; Lãnh thổ phía Nam và biên giới Tây Nam trong lịch sử Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, Địa chí Nam Định, Địa chí Cổ Loa...
Nét mới trong các công trình khoa học trong thời kỳ này là lối t­ư duy khoa học mới, khách quan, toàn diện được hỗ trợ bởi nguồn tư­ liệu phong phú, phương pháp nghiên cứu hiện đại, thể hiện rõ tính liên ngành. Thông qua các chương trình khoa học này, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy trong Khoa có thêm nhiều điều kiện thuận lợi sát cánh cùng nhau trong các công trình khoa học chung, nâng cao một bước hiệu suất nghiên cứu và phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho Đảng và Nhà nước hoạch định các chiến lược phát triển về chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hoá, xã hội và con người trong tình hình mới.
Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở Khoa Lịch sử dù là các giáo sư­ đầu ngành hay những người vừa mới được giữ lại Khoa đều có tối thiểu một công trình khoa học được công bố trong một năm học. Bình quân mỗi năm học toàn Khoa có thêm khoảng trên một chục đầu sách mới và trên 100 bài nghiên cứu đăng trong các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Trong hợp tác quốc tế, bên cạnh việc duy trì quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Liên bang Nga và các nước Đông Âu, Khoa Lịch sử là một trong những cơ sở đi đầu trong quan hệ hợp tác với các nước phương Tây, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á. Đề tài VH26 là đề tài khoa học xã hội duy nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp tác với Hà Lan không chỉ đào tạo cho Khoa một số chuyên gia, cung cấp thêm nhiều máy móc, thiết bị mà còn tạo cho giới khoa học thuộc Khoa nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới Âu, Mỹ. Mỗi năm Khoa Lịch sử có hàng chục lư­ợt cán bộ được cử đi học tập (dài hạn, ngắn hạn) và đi trao đổi khoa học ở nước ngoài. Nhiều cán bộ trong Khoa đã được các quỹ học bổng tài trợ cho các chương trình nghiên cứu khoa học và đào tạo nâng cao trình độ. Nhiều người được nhận các học vị tiến sĩ, thạc sĩ ở các nước Phương Tây, Bắc Mỹ, Ôtxtrâylia.
Khoa Lịch sử cũng đã từng đón hàng trăm chuyên gia từ các nước Hà Lan, Pháp, Đức, Anh, Italia, Na Uy, Thụy Điển, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Thái Lan, Ôxtrâylia, Xingapo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canađa, Lào... đến làm việc theo các chương trình hợp tác. Nhiều nghiên cứu sinh, thực tập sinh, học viên cao học và sinh viên Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Mỹ, Ôxtrâylia, Hà Lan, Singapore, Thái Lan, Nga, Ucraina, Pháp đã chọn Khoa Lịch sử làm nơi tu nghiệp, trong đó có gần chục người đã được nhận học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ.
Cán bộ Khoa Lịch sử đã tham gia nhiều hội nghị, hội thảo khoa học ở nước ngoài và trực tiếp tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế lớn ở trong nước như­ Hội thảo về phố cổ Hội An, Phố Hiến, về Hà Nội cổ truyền, về Bách Cốc (Nam Định), về quan hệ giao lư­u gốm sứ, về Việt Nam học, Việt Nam trong thế kỷ XX, về quá trình khai thác và xác lập chủ quyền trên vùng đất phương Nam, về 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 30 năm chiến tranh Việt Nam, 100 nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn, 100 phong trào Đông Du…
Thông qua các chương trình hợp tác, các mối quan hệ quốc tế mà nhiều cán bộ trong Khoa ngày một trưởng thành, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và giàu kinh nghiệm, từng bước nâng dần trình độ khoa học và đào tạo của Khoa hoà nhập với khu vực và thế giới.
Năm 2000, Ban Chủ chiệm khoa khóa 2000-2004 được kiện toàn. PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc tái cử chức Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm là PGS.TS Lê Sỹ Giáo, TS Hoàng Hồng, TS Nguyễn Văn Kim. Tháng 12 năm 2000, Khoa đã kỷ niệm trọng thể 45 năm ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Hầu hết các thầy cô giáo các thế hệ sinh viên cũ và mới của Khoa đã tề tựu đông đủ tại Hội trường Mễ Trì đón mừng thành tích vẻ vang của Khoa và nghe GS Trần Văn Giàu nói chuyện.
Tháng 4- 2004, PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc kết thúc nhiệm kỳ Chủ nhiệm Khoa, chuyển làm Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (trực thuộc ĐHQGHN). Ban Chủ nhiệm khoa nhiệm kỳ 2004-2009 được kiện toàn do PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế làm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm là TS Hoàng Hồng, TS Nguyễn Văn Kim, PGS.TS Ngô Đăng Tri.
Đội ngũ cán bộ của Khoa thời kỳ này có những trưởng thành mới, thêm nhiều người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Năm 2001 khoa có thêm các GS là Vũ Minh Giang, Đỗ Quang Hưng, Phùng Hữu Phú và các PGS là Trần Kim Đỉnh, Hoàng Lương. Năm 2002 có các PGS Nguyễn Hải Kế, Nguyễn Đình Lê, Lâm Bá Nam, Trương Thị Tiến, Ngô Đăng Tri. Năm 2004 có PGS Đinh Trần Dương, năm 2005 có PGS Vũ Quang Hiển, Nguyễn Văn Kim.
Khoa Lịch sử luôn quan niệm bộ môn là đơn vị cơ sở tổ chức mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý nhân sự. Do đó trong quá trình phát triển của mình, Khoa Lịch sử tập trung củng cố các bộ môn đã có từ trước và xây dựng thêm bộ môn Lịch sử Văn hoá Việt Nam (1998). Để thích ứng hơn nữa nội dung nghiên cứu, đào tạo, mở rộng liên thông liên kết giữa các bộ môn, Khoa tiến hành xây dựng thêm hai trung tâm là Liên Văn hoá Lịch sử và Nghiên cứu phát triển nông thôn. Hiện tại các bộ môn của Khoa đều do các cán bộ có học hàm, học vị phụ trách: GS.TSKH Vũ Minh Giang (Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại), PGS.TS Phạm Xanh (Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cận hiện đại), PGS.TS Nguyễn Văn Kim (Bộ môn Lịch sử Thế giới), PGS.TS Vũ Quang Hiển (Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam), PGS.TS Hán Văn Khẩn (Bộ môn Khảo cổ học), PGS.TS Lâm Bá Nam (Bộ môn Nhân học), GS Hà Văn Tấn (Bộ môn Lý luận sử học)…
Năm 1997 một số giáo viên của khoa được nhận các danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước. Nhà giáo nhân dân có Phan Đại Doãn, Vũ Dương Ninh, Lê Mậu Hãn. Nhà giáo ưu tú có Phan Hữu Dật, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Quốc Hùng, Hán Văn Khẩn, Hoàng Văn Khoán, Phùng Hữu Phú, Vương Đình Quyền.
Công việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận được giao trực tiếp cho các bộ môn đảm nhiệm. Với quyết tâm "phó tiến sĩ hoá" toàn thể cán bộ trong Khoa đặt ra từ đầu thời kỳ đổi mới, đến nay, Khoa Lịch sử có 56 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, 3 cán bộ văn phòng. Trong số cán bộ giảng dạy và nghiên cứu cơ hữu và kiêm nhiệm, có 10 Giáo s­ư, 26 Phó Giáo sư­, 02 Tiến sĩ Khoa học, 03 Tiến sĩ, 14 Thạc sĩ. Như­ thế, ở Khoa Lịch sử, số cán bộ có học hàm học vị chiếm tỷ lệ khá cao và hầu hết đều kết hợp tốt các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, có kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo. Tuy trong thực tế giữa các bộ môn, các chuyên ngành, số cán bộ chuyên môn phân bố chư­a đều và giữa các thế hệ còn có sự gián cách, nhưng Khoa Lịch sử vẫn là đơn vị có nhiều chuyên gia đầu ngành, không có sự hẫng hụt lớn giữa các thế hệ. Sự phát triển khá liên tục giữa các thế hệ là cơ sở rất quan trọng bảo đảm cho Khoa có khả năng giữ được nền nếp, ổn định và vững vàng bước trong thế kỷ XXI.
Cán bộ giảng dạy Khoa Lịch sử đều là những người yêu ngành, yêu nghề, say mê chuyên môn, gắn bó với sinh viên, đoàn kết nhất trí cùng nhau xây dựng bộ môn và tập thể Khoa. Vì Sử học là một ngành khoa học có mối quan hệ trực tiếp với hệ thống chính trị, chế độ xã hội, nên Khoa Lịch sử coi việc nghiên cứu và vận dụng đường lối chính sách của Đảng vào các nội dung chuyên môn và giảng dạy là yêu cầu đối với tất cả các cán bộ trong Khoa. Thực tế gần nửa thế kỷ qua, dù trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp, cán bộ Khoa Lịch sử vẫn luôn luôn vững vàng, kiên định, gư­ơng mẫu đi đầu trong học tập quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chi bộ Khoa Lịch sử tuy còn những hạn chế nhất định về việc phát triển Đảng viên mới, song luôn là một chi bộ vững mạnh, là niềm tin cậy của tập thể Khoa. Ban Chấp hành Công đoàn bao gồm các đồng chí tận tụy với công việc, hết lòng vì tập thể, chăm lo quyền lợi chuyên môn, nghề nghiệp, sức khoẻ, đời sống không chỉ những người đang công tác mà cả những người đã nghỉ h­ưu, gia đình những người đã mất tạo nên một mái ấm thân yêu gắn kết mọi thành viên. Liên chi Đoàn Thanh niên luôn nêu cao vai trò tiên phong liên tục nhiều năm, không chỉ dẫn đầu các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện lối sống, mà cả các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Các cán bộ trụ cột của Khoa nhiều thế hệ, cả về khoa học và quản lý hầu như­ đều trưởng thành từ phong trào Đoàn. Liên chi Hội sinh viên tuy mới được thành lập nhưng đã tỏ ra năng động, sáng tạo, có nhiều hoạt động thiết thực vì quyền lợi của sinh viên và góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên, nhất là trong phong trào nghiên cứu khoa học, tình nguyện, về nguồn. Đây là thế mạnh giúp cho Khoa Lịch sử có thể vư­ơn lên khắc phục những khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong thời kỳ mới.
Nhìn chung lại, từ năm 1956 đến nay, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Khoa Lịch sử đã từng có gần 198 cán bộ làm việc tại Khoa. Trong số các thầy cô giáo theo biên chế chính thức của khoa đã có: 1 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động là GS Trần Văn Giàu, 7 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân là các GS Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Phan Đại Doãn, Vũ Dương Ninh, Lê Mậu Hãn, 15 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ư­u tú là GS Trần Quốc Vượng, Phan Hữu Dật, các PGS Hoàng Văn Khoán, Hán Văn Khẩn, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Quốc Hùng, Vương Đình Quyền… Nhiều nhà giáo được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
Có 4 nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh là các GS Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Hà Văn Tấn, 3 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước, 1 nhà giáo được Giải thưởng Văn hoá châu Á Fukuoka, Nhật Bản, 13 nhà giáo được phong học hàm Giáo sư, 52 nhà giáo được phong học hàm Phó Giáo sư, 2 nhà giáo có học vị Tiến sĩ Khoa học, 50 nhà giáo có học vị Tiến sĩ chuyên ngành và 14 nhà giáo có bằng Thạc sĩ. Công trình khoa học đã được công bố ở trong nước và quốc tế lên tới trên 4.429 gồm khoảng 20% là sách và 80% là các bài nghiên cứu khoa học.
Số sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân sử học các chuyên ngành, các hệ (chính quy, tại chức, mở rộng) trên 5.000 (có hơn 100 là người nước ngoài, đặc biệt có trên 200 là người dân tộc thiểu số và sau khi tốt nghiệp nhiều người đã trở thành cán bộ nhân cốt ở khu vực vùng cao biên giới). Trong số sinh viên đã tốt nghiệp ở Khoa Lịch sử, nhiều người đã trở thành các nhà khoa học nổi tiếng, giữ vị trí chủ chốt trong các trường đại học, các viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, thông tấn, báo chí, các nhà xuất bản, th­ư viện, bảo tàng, trung tâm lư­u trữ, cơ quan giáo dục, văn hoá, thông tin... Hàng chục người đã trở thành các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước giữ các trọng trách ở các bộ, ban, ngành của Trung ­ương, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành.
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã và đang là trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học, sau đại học đa chuyên ngành, đa lĩnh vực sử học, văn hoá học quy mô lớn và chất lượng hàng đầu của cả nước. Đây cũng chính là cơ sở dũng cảm và kiên trì trong đấu tranh học thuật, đi tiên phong trong đổi mới tư­ duy và phương pháp nghiên cứu giảng dạy, nâng cao vị thế và tầm vóc của sử học, văn hoá học Việt Nam. Khoa Lịch sử trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã thực sự đóng vai trò là chiếc máy cái đào tạo nên các nhà khoa học, các nhà giáo và các cán bộ chỉ đạo thực tiễn chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực sử học, văn hoá học, góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước hoạch định các chiến lược phát triển của đất nước. Khoa Lịch sử ngày nay đã thực sự trở thành một trường phái sử học - Trường phái Sử học Tổng hợp, có tầm ảnh h­ưởng rộng ở trong nước và trên thế giới. 
 
*
*       *
 
1956 - 2006 là 50 năm Khoa Lịch sử trải qua những mốc quan trọng trên con đường xây dựng và không ngừng phát triển.
Từ một đội ngũ ban đầu với gần hai chục người, Khoa đã đào tạo bồi dưỡng được một lực lượng các nhà sử học ngày một đông về số lượng, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn. Có thời điểm Khoa có hơn 70 cán bộ đủ mọi lĩnh vực chuyên môn sử học và có Đảng bộ bộ phận. Sau khi san sẻ lực lượng cho Nhà trường để xây dựng các khoa mới, hiện Khoa còn lại 43 cán bộ trong biên chế, trong đó có nhiều thầy cô tuổi không còn trẻ nữa nhưng vẫn đảm đ­ương được đầy đủ các công việc mà Nhà trường giao phó. Đội ngũ cán bộ là vốn quý nhất của sự nghiệp 50 năm Khoa Lịch sử.
Các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của Khoa hay của các phòng ban, bộ môn thuộc Trường, như­ Mác- Lênin, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng... hoặc của các cơ quan ngoài đến giúp Khoa giảng dạy, những lớp đầu tiên hay mới được bổ sung, thời bình cũng như­ thời chiến, tất thảy đều đã tận tụy hết minh vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ tư­ơng lại cho nền sử học Việt Nam nói riêng, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung.
Trong quá trình phấn đấu, từ Khoa Lịch sử đã có nhiều nhà khoa học, nhà sư­ phạm có uytín ở trong nước và quốc tế qua các công trình khoa học và thành quả đào tạo, qua sự đánh giá phong học hàm, học vị, phong các danh hiệu cao quí về nhà giáo. Có những nhà giáo trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đảm nhiệm các cư­ơng vị quan trọng ở các ngành, các địa phương và đơn vị.
Khoa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo các thế hệ sinh viên các lĩnh vực sử học cho đất nước. 47/51 khoá sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử đã tốt nghiệp với hàng ngàn sinh viên đã ra đi từ Khoa đến mọi miền Tổ quốc, đảm trách nhiều công việc, giữ nhiều cương vị khác nhau và lập thành tích tốt trong công tác, chiến đấu, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, nghiên cứu và ứng dụng khoa học...
4 khoá sinh viên (từ K50 đến K53) đang học tập tại Khoa là những tập thể được xây dựng để giữ vững và phát huy tốt truyền thống học tập, nghiên cứu khoa học công tác, rèn luyện, thực tập thực tế.
Hàng ngàn công trình sử học, các đề tài nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn đã được các giáo viên, sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học của khoa thực hiện. Nền sử học Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa được xây dựng và phát triển có phần đóng góp từ trí tuệ, công sức của khoa Lịch sử hơn 50 năm qua, thầy trò Khoa Lịch sử không bao giờ quên những ngày đầu dựng Khoa, tự khẳng định mình, những năm tháng vư­ợt qua gian khổ, ác liệt của chiến tranh để tiếp tục dạy và học nơi sơ tán, để lao động đắp đê, chống lụt, giúp dân sản xuất, những cuộc hội thảo khoa học, những chuyến đi điền dã dân tộc học, khai quật khảo cổ học, đến với đồng bào chiến sĩ vùng dân tộc thiểu số, các khu căn cứ cách mạng, biên giới, hải đảo, với công nhân các công, nông, lâm trường xí nghiệp, các trường đại học ở miền Bắc và ở miền Nam cũng như những năm trăn trở, khám phá vượt qua khó khăn, thách thức để vươn lên trong thời kỳ đầu đổi mới và thời kỳ biến đổi to lớn trong đội hình của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội để nghiên cứu, giảng dạy, học tập, xây dựng Khoa và Nhà trường, phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.
Trên 7.000 sinh viên các hệ, nghiên cứu sinh, học viên cao học đã và đang học tập, trong đó có trên 100 người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Đã có 4429 công trình nghiên cứu được công bố dưới các hình thức sách và tạp chí. Nhiều cán bộ đã đi nghiên cứu, học tập, trao đổi khoa học ở nước ngoài và cũng có nhiều nhà khoa học, lư­u học sinh nước ngoài thuộc mọi châu lục đến khoa nghiên cứu, trao đổi, học tập.
Tập thể Khoa được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, nhiều thầy cô giáo trong khoa được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Bằng khen của Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bằng khen của Đại học Quốc gia... về các thành tích đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hơn 50 thầy cô giáo được nhận Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ, Huy chương vì sự nghiệp Đại học quốc gia Hà Nội, Huy chương vì thế hệ trẻ… Nhiều tập thể sinh viên được tặng danh hiệu Tập thể Xã hội Chủ nghĩa
Ngày 13-11-2000, tập thể Khoa Lịch sử đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động.
Nhìn lại chặng đường hơn 50 qua, thế hệ thầy trò Khoa Lịch sử hôm nay càng tự hào về lịch sử của mình bao nhiêu càng nhớ tới các đồng nghiệp và bạn bè cũ, nhớ tới các thầy giáo, các sinh viên đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhớ tới các thầy cô giáo đã dành trọn cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho mỗi bước phát triển và cho sự trường tồn của Khoa Lịch sử thân yêu.
Năm mư­ơi năm phấn đấu gian khổ vì một nền sử học cách mạng Việt Nam, Khoa Lịch sử đã lập được những thành tích đặc biệt xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực đào tạo nghiên cứu khoa học và xây dựng đội ngũ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Khoa Lịch sử có được những thành tích rất đáng tự hào nh­ư vậy, bên cạnh vị thế của ngành học ngày càng được đề cao là tinh thần đoàn kết phấn đấu không biết mệt mỏi của tất cả các thầy cô giáo, các cán bộ viên chức và các thế hệ sinh viên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, sát sao của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Đại học Quốc gia Hà Nội mà trực tiếp là Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay, sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên và sự cộng tác giúp đỡ của các cơ quan hữu quan. Khoa Lịch sử xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các nhà lãnh đạo các cấp, các cơ quan, các đồng nghiệp, các cộng sự và nhân dân các địa phương đã hết lòng chăm lo, giúp đỡ cho mỗi bước trưởng thành của Khoa.
Những thành tựu mà Khoa Lịch sử sau 50 năm phấn đấu xây dựng phải chăng là nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm cao cả của người giáo viên nhân dân, của nhà sử học, ý chí không ngừng v­ươn lên, lòng yêu nghề, sự say mê khoa học, tinh thần đoàn kết tình nghĩa thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, đồng khoá, đồng khoa. Lịch sử 50 năm của Khoa là niềm tự hào, là thế đứng, là điểm tựa cho thầy trò Khoa Lịch sử vững vàng đi lên trong thế kỷ XXI.
Tuy càng ngày nhu cầu đặt ra của xã hội đòi hỏi Khoa Lịch sử, ngành Sử phải tham gia giải quyết càng lớn, khó khăn phức tạp còn nhiều, song nền móng của sự nghiệp đã được xây đắp 50 năm qua là bền vững, bản lĩnh và kinh nghiệm đã dày thêm, con đường đi tới của Khoa Lịch sử đang rộng mở mà trước mắt là cuộc cách mạng trong phương pháp giảng dạy, chuyển từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ đồng thời góp phần xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thành một đại học nghiên cứu, đạt trình độ khu vực và quốc tế.
                                                             
                                                                  Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2006
                                                                  CHI UỶ- BAN CHỦ NHIỆM KHOA LỊCH SỬ
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

_KLS_ TuyensinhSDH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây