Cùng đối thoại để tìm ra chân lý lịch sử (PGS. TS Vũ Quang Hiển)

Cùng đối thoại để tìm ra chân lý lịch sử (PGS. TS Vũ Quang Hiển)

 21:55 10/08/2023

Các báo cáo của đoàn Việt Nam dựa trên cơ sở tư liệu lịch sử xác thực, nhất là một số tư liệu mới, trên cơ sở sự phân tích và luận giải khoa học, khẳng định vai trò quyết định của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội và nhân dân Việt Nam đối với chiến thắng, nhất là trong hai vấn đề then chốt về mặt quân sự
Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu

Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu

 17:11 09/08/2023

Có hay không một kỷ nguyên toàn cầu hoá trong lịch sử nhân loại giai đoạn cận đại sơ kỳ? Ba thập kỷ nghiên cứu và tranh luận của giới sử học quốc tế đã góp phần phục dựng bức tranh toàn cảnh về một diễn trình hội nhập toàn cầu diễn ra từ sau các phát kiến của Christopher Columbus đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (khoảng 1500 – 1789). Các quốc gia Đông Á, Đại Việt nói riêng, đã hội nhập như thế nào và có vai trò quan trọng đến đâu trong hệ thống trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá toàn cầu thời kỳ đó? Gần một thập niên khai thác và nghiên cứu tương đối hệ thống các nguồn tư liệu phương Tây liên quan đến Đại Việt cho phép khẳng định một cách chắc chắn: Đại Việt – với vai trò nổi bật của Kinh đô Thăng Long – đã có sự hội nhập nhất định vào quá trình toàn cầu hoá cận đại sơ kỳ.
Góp thêm nhận thức về Hội nghị thành lập Đảng và Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất năm 1930 (PGS. TS. Ngô Đăng Tri)

Góp thêm nhận thức về Hội nghị thành lập Đảng và Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất năm 1930 (PGS. TS. Ngô Đăng Tri)

 10:52 08/08/2023

Xung quanh Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930 và Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10-1930 cũng như mối quan hệ giữa Chánh cương vắn tắt và Luận cương chánh trị của Đảng năm 1930, đã và đang có những ý kiến khác nhau. Có một số quan niệm cho rằng Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 do đồng chí Trần Phú chủ trì, không có mặt của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, hoặc Luận cương tháng 10-1930 là thụt lùi, phủ định Chánh cương tháng 2-1930… Bằng những tư liệu mới và cách tiếp cận đa chiều, khách quan, dưới đây là một quan niệm khác, góp phần làm rõ thêm về các vấn đề đó theo tinh thần nhận thức là một quá trình, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: Lịch sử diễn ra chỉ một lần, còn nhận thức lịch sử thì phải trải qua nhiều lần.
Thành Hà Nội dưới con mắt một người Pháp (GS Đinh Xuân Lâm)

Thành Hà Nội dưới con mắt một người Pháp (GS Đinh Xuân Lâm)

 22:53 05/08/2023

Đây là bài viết rút từ cuốn sách: Hà Nội trong thời kỳ anh hùng (1873-1888), xuất bản tại Pari, năm 1929. Để cung cấp thêm tư liệu cho bạn đọc, chúng tôi trích dẫn phần viết về thành Hà Nội khi thực dân Pháp đánh chiếm vào cuối thế kỷ XIX.
Sách "Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa – Tư liệu và sự thật lịch sử" (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc)

Sách "Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa – Tư liệu và sự thật lịch sử" (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc)

 06:34 05/08/2023

Nhà Xuất bản ĐHQGHN vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa – Tư liệu và sự thật lịch sử" của tác giả là GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển ĐHQGHN, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN. Cuốn sách dày gần 500 trang với 5 chương, 4 phụ lục, hơn 50 hình ảnh minh họa. Cổng thông tin Điện tử ĐHQGHN trân trọng gửi tới bạn đọc Lời giới thiệu cuốn sách của GS. Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Sách “Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính”

Sách “Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính”

 02:22 04/08/2023

Trân trọng giới thiệu tới Quý bạn đọc công trình “Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính” do PGS.TS Phan Phương Thảo chủ biên; với sự góp mặt của các học giả uy tín và tâm huyết với Hà Nội: PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, TS Đào Thị Diến, TS Tạ Thị Hoàng Vân, ThS. Nguyễn Thị Bình.
Hệ thống cảng thị trên sông Đàng Ngoài: Lịch sử ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (TS. Đỗ Thị Thùy Lan)

Hệ thống cảng thị trên sông Đàng Ngoài: Lịch sử ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (TS. Đỗ Thị Thùy Lan)

 15:23 03/08/2023

Ngoại thương Việt Nam trước thời Cận đại là một chủ đề từ lâu đã rất ít được các nhà Sử học Việt Nam quan tâm. Một vài công trình khả dĩ có thể kể ra như Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời Lê Mạt (của Vương Hoàng Tuyên, Nxb. Văn Sử Địa, 1959); Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX (của Thành Thế Vỹ, Nxb. Sử học, 1961)… thì cũng đã có tuổi đến trên nửa thế kỷ. “Khoảng trống” này có thể được lý giải bởi sự chia sẻ quan tâm của các nhà nghiên cứu cho các chủ đề lịch sử chống ngoại xâm, lịch sử quân sự, lịch sử phong trào nông dân và làng xã cổ truyền; nhưng quan trọng hơn, đó là sự thiếu hụt các nguồn tư liệu nguyên gốc, chỉ có thể được khai thác trong bối cảnh đất nước mở cửa, đổi mới và hội nhập từ sau năm 1986 trở lại đây.
_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây