HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC NĂM HỌC 2023-2024

Thứ năm - 18/01/2024 09:27
Từ ngày 15/12-30/12/2023, hơn 80 sinh viên K68 Lịch sử đã được tổ chức thực tập Khai quật Khảo cổ học tại 03 địa điểm.
HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC NĂM HỌC 2023-2024
Từ ngày 15/12-30/12/2023, ba đoàn thực tập đã tiến hành khai quật tại các địa điểm:
    1. Di tích thành Quèn, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội. Đoàn gồm 28 sinh viên ngành Lịch sử năm thứ nhất, 6 sinh viên năm thứ 3 theo học chuyên ngành Khảo cổ học. Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, PGS.TS Đặng Hồng Sơn.
     2. Di tích chùa Yên Dưỡng, phường Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều. Đoàn gồm 28 sinh viên ngành Lịch sử năm thứ nhất, 1 sinh viên năm thứ 4 theo học chuyên ngành Khảo cổ học; 01 học viên cao học theo học ngành Khảo cổ học. Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Anh.
     3. Di tích Hàm Long, phường Đại Yên, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đoàn gồm 28 sinh viên ngành Lịch sử năm thứ nhất, 1 sinh viên năm thứ 3, 1 sinh viên năm thứ 4 theo học chuyên ngành Khảo cổ học. Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Văn Diệp, TS. Nguyễn Hữu Mạnh.

419763636 807558991381784 6895947044348662034 n
Các bạn sinh viên khai quật khảo cổ học tại khu vực di tích Thành Quèn, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

419676573 807558824715134 5406224236438457588 n
 Các bạn sinh viên khai quật khảo cổ học tại di tích Hàm Long, phường Đại Yên, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

419673372 807559034715113 6708524759478442158 n
 Các bạn sinh viên khai quật khảo cổ học tại di tích chùa Yên Dưỡng, phường Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều
     Mục đích của đợt thực tập là cung cấp những trải nghiệm thực tế cho sinh viên năm thứ nhất ngành Lịch sử về việc khai quật, nghiên cứu khảo cổ học, kết hợp giữa thực hành với lý thuyết sau khi sinh viên đã tham gia học tập môn cơ sở khảo cổ học; Sinh viên năm thứ ba, thứ tư chuyên ngành Khảo cổ học thực hiện thực tập và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp.
     Các đoàn khai quật đều đã thu được những kết quả quan trọng, cho phép xác định tính chất, niên đại, tầng văn hoá của di tích. Từ đó, cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất bảo tồn và phát huy giá trị trong tương lai. Các đơn vị nghiên cứu cũng đề xuất cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần sớm lập hồ sơ đề nghị xếp hạng, quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích.
     Các hiện vật thu được trong quá trình khai quật sẽ được phân loại, sau đó trưng bày tại bảo tàng, là tư liệu tham khảo giá trị; đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để đề xuất lên cấp chuyên môn những đề án về công tác bảo vệ, bảo tồn di tích. Hình ảnh các em sinh viên hàng ngày làm việc cần mẫn, cũng như có những hoạt động giao lưu, gắn bó với nhân dân cũng góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tầm quan trọng cũng như các kỹ năng nhận diện, bảo tồn các di tích văn hóa, hiện vật có giá trị lịch sử.
    Thực tập khảo cổ học cũng đã trở thành dấu ấn không thể nào quên của hầu hết các thế hệ sinh viên Khoa Lịch sử. Là lần xa nhà đầu tiên, tự nấu ăn, tự tính toán chi tiêu, tự thực hành những kĩ thuật và phương pháp khai quật khảo cổ học… Tất cả tạo nên một chuyến đi 15 ngày “tưởng dài nhưng thực ra lại quá ngắn” đối với các bạn sinh viên năm thứ nhất.
   419675885 807558874715129 7643984404249924432 n

419669631 807558938048456 5206153076272536591 n
419664755 807559081381775 4793781553434216455 n
       Trong thời gian thực tập, các đoàn khai quật đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương. Sự quan tâm của Ban Giám hiệu Trường Đại học KHXH&NV, Ban Chủ nhiệm và các thầy cô Khoa Lịch sử. 
Bài viết có liên quan:
https://ussh.vnu.edu.vn/.../truong-dh-khxh-nv-dong-hanh...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây