Thư mời tham gia Khóa học mùa hè: “Đô thị học, Không gian và Con người đô thị Hà Nội” (18-29/09/2023)

Chủ nhật - 06/08/2023 08:13
Khóa học tạo điều kiện cho người học khám phá các đặc trưng lịch sử, văn hóa và con người thành phố Hà Nội với tư cách là một đô thị năng động, phát triển của châu Á; đặc biệt, cung cấp cho học viên cơ hội tìm hiểu, trao đổi và thực hành nghiên cứu trên cơ sở hệ thống lí thuyết và hướng tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu đô thị học ở vùng Nam bán cầu. Chương trình Khóa học được tổ chức trên cơ sở phối hợp giữa hai cơ sở đào tạo chuyên sâu trong nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn là Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Khoa Nhân học Xã hội và Văn hóa, Đại học Cologne, CHLB Đức.
Thư mời tham gia Khóa học mùa hè với chủ đề:
“Đô thị học, Không gian và Con người đô thị Hà Nội” (18-29/09/2023)
“Urbanism, Space and People in Hanoi” 
Bước sang những thập niên đầu tiên của thiên niên kỉ mới, lần đầu tiên trong lịch sử, lượng người sinh sống trong các không gian đô thị đã tăng trưởng chóng mặt so với vùng nông thôn, đa phần trong số đó tập trung tại khu vực Nam bán cầu (Global South) [1] . Một thuật ngữ khác về thế kỷ 21 trong giới nghiên cứu còn được biết đến với tên gọi “thế kỷ của đô thị châu Á” với ước tính đến thập niên 2030 có tới khoảng hơn một nửa dân số của các quốc gia khu vực này tập trung trong các đô thị. Trên cơ sở thực tế ấy, nghiên cứu đô thị nói chung và lĩnh vực nhân học đô thị nói riêng đã dần nhận được nhiều sự chú ý trong nghiên cứu khoa học xã hội.

Những đặc điểm về cơ sở hạ tầng của các không gian đô thị đã phản ánh một phần nào đó quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội trong bối cảnh phát triển của chủ nghĩa tân tự do toàn cầu. Đồng thời qua bối cảnh lịch sử tại các quốc gia Nam bán cầu định hình dựa trên mối quan hệ quyền lực từ chủ nghĩa thực dân đến chủ nghĩa hậu thực dân, các nghiên cứu đô thị học gần đây đã thống nhất đưa ra một quan điểm mới về “nghiên cứu đô thị khu vực phía Nam” (Patel 2014). Mối quan hệ quyền lực này cũng được phản ánh qua hệ thống lí thuyết và những tiếp cận mới đối lập với hệ thống lí thuyết cũ vốn bao hàm chiều hướng phân biệt từ góc độ nghiên cứu ở các mô hình đô thị phía bán cầu Bắc (Global North). Tất cả điều này cho thấy thông qua các nghiên cứu thành phố ở khu vực Nam bán cầu, sự mất cân bằng về chủ đề và hướng tiếp cận trong nghiên cứu đô thị học nói chung sẽ dần được giải quyết thỏa đáng.

Trên cơ sở quan tâm các vấn đề về nghiên cứu đô thị đương đại như vậy, chương trình Khóa học mùa hè với chủ đề: “Đô thị học, Không gian và Con người đô thị Hà Nội” được tổ chức kết hợp giữa hai cơ sở đào tạo chuyên sâu trong nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Khoa Nhân học Xã hội và Văn hóa, Đại học Cologne, CHLB Đức. Với sự tham gia của các giảng viên cả hai Trường, Khóa học tạo điều kiện cho người học khám phá các đặc trưng lịch sử, văn hóa và con người thành phố Hà Nội với tư cách là một đô thị năng động, phát triển của châu Á. Đặc biệt, khóa học hướng đến việc cung cấp cho học viên cơ hội tìm hiểu, trao đổi và thực hành nghiên cứu trên cơ sở hệ thống lí thuyết và hướng tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu đô thị học ở vùng Nam bán cầu.


► CHƯƠNG TRÌNH KHÓA HỌC
  • Địa điểm dự kiến: Tại cơ sở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
  • Thời gian dự kiến: Khóa học bắt đầu từ ngày 18/09/2023 đến 29/09/2023.
  • Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh, Tiếng Việt (trong khảo sát và nghiên cứu thực địa)

► LỊCH TRÌNH DỰ KIẾN:

+ Tuần đầu tiên của khóa học (18-23/09/2023): Các buổi giảng và thảo luận diễn ra trong các buổi sáng (9.00-12.00); Hoạt động khảo sát thực địa tại các địa điểm khác nhau bên trong thành phố Hà Nội tổ chức vào buổi chiều (14.00-17.00).
+ Tuần thứ hai của khóa học (25-29/09/2023): Học viên tập trung thu hoạch tư liệu và triển khai dự án nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm. Báo cáo tổng kết được trình bày vào ngày thứ Sáu (29/09/2023)


► QUYỀN LỢI VÀ THÔNG TIN KHÓA HỌC
  • Quyền lợi tham gia khóa học: Học viên/sinh viên khi đăng kí tham gia toàn bộ khóa học sẽ được nhận chứng chỉ xác nhận hoàn thành chương trình Khóa học mùa hè cấp bởi Đại học Cologne, CHLB Đức. Đối với học viên tham gia toàn bộ chương trình và tham gia dự án nghiên cứu đạt kết quả Tốt, học viên/sinh viên còn được cân nhắc xét nhận tài trợ chương trình trao đổi tại Đại học Cologne, CHLB Đức.
  • Chi phí khóa học: Chi phí tổ chức khóa học được tài trợ trực tiếp từ Khoa Nhân học Xã hội và Văn hóa của Đại học Cologne, CHLB Đức và Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Học viên được miễn phí tham gia các lớp học, buổi thảo luận và phương tiện di chuyển đến các địa điểm khảo sát thực địa.

► TIÊU CHÍ THAM GIA

Khóa học mở rộng cơ hội đăng kí cho cả hai đối tượng sinh viên và đặc biệt là đối tượng Học viên cao học tham gia chương trình. Với tùy từng đối tượng Ban tổ chức sẽ yêu cầu các tiêu chí tương ứng:
+ Đối với đối tượng Học viên cao học: Số lượng tối đa 5-6 học viên, có trình độ tiếng Anh giao tiếp Tốt, đang nghiên cứu các chủ đề liên quan đến lịch sử đô thị, lịch sử nhân học – xã hội học ở Việt Nam. Cam kết tham gia toàn bộ chương trình khóa học mùa hè, đảm bảo hoàn thành dự án nghiên cứu vào cuối đợt học.
+ Đối với đối tượng Sinh viên: Số lượng tối đa 8-10 sinh viên, có trình độ tiếng Anh giao tiếp Tốt, có niềm đam mê và yêu thích với các chủ đề liên quan đến lịch sử đô thị, lịch sử nhân học – xã hội học ở Việt Nam. Cam kết tham gia tối thiểu 4/6 buổi giảng căn cứ lịch học cá nhân, khuyến khích sinh viên tích cực tham gia các hoạt động thực địa, điền dã.

► HỒ SƠ ĐĂNG KÍ:
Học viên/sinh viên có nhu cầu đăng kí tham gia khóa học vui lòng gửi về địa chỉ email: nguyetnm@ussh.edu.vn
+ 01 bản CV thông tin cá nhân và các nghiên cứu,
+ 01 bản trình bày bằng tiếng Anh (nói rõ lí do và nguyện vọng khi tham gia chương trình kèm thêm chủ đề nghiên cứu học viên quan tâm liên quan đến nội dung khóa học)
+ 01 bản chụp chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có)
Chủ đề email ghi rõ: Họ tên_Sinhvien(hoặc)Họcviencaohoc_Dangkythamgia Khoahoche2023
Thời hạn gửi hồ sơ đăng kí: đến hết ngày 18/08/2023
Kết quả hồ sơ sẽ được thông báo qua email sau ngày 20/08/2023


► MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:
  • VP Khoa Lịch sử, Tầng 3 nhà B, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
  • Số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • SĐT: 043 5589847;   Email: nguyetnm@ussh.edu.vn/ manhnh@ussh.edu.vn
 
 
INVITATION FOR PARTICIPATION
Summer School in Hanoi from 18.-23.9.2023 
“Urbanism, Space and People in Hanoi”  

The 21st century is also referred to as the “Asian urban century”. By 2030, more than half of Asia's population will live in cities. Already since the turn of the millennium, for the first time, more people worldwide live in cities than in rural areas, most of them in cities of the Global South. For this reason, urban research in general and urban anthropology in particular have received increased attention in social sciences and humanities in recent years. Especially urbanization processes in the Global South are increasingly the focus of interest.

The material and social infrastructures of these urban spaces reflect the economic and social changes initiated by the global neoliberal developments of the last decades. At the same time, cities in the Global South are shaped by the power relations of colonialism and post-colonialism. Against this backdrop, urban studies have increasingly called for a "Southern perspective on urban studies" (Patel 2014), as these power relations are also reflected in theorizing at the epistemological level. Theories in urban research continue to show a bias toward northern cities. It is necessary to address this imbalance through research in cities of the Global South together with scholars of the Global South.

Together with students from VNU-USSH in Hanoi and the Department for Social and Cultural Anthropology of the University of Cologne, we would like to explore Hanoi as an example of a dynamic, fast-growing Asian city and give participants the chance to critically engage with urban studies in the Global South in an interdisciplinary setting.


► Program
Academic program in Hanoi starts on Monday, 18.9.2023. 
From Monday through Friday of first week: workshops and lectures about urbanism in Hanoi take place in the mornings (9-12 a.m.), led by researchers from USSH and UoC. In the afternoons (2-5 p.m.) there will be excursions to places in the city to explore the content of the workshops and lectures in depth.
From Monday through Thursday of the second week: participants will have time to pursue their own research based on their research questions developed during the first week. Ideally participants from both universities will join together to explore their research questions. On Friday, 29.9.2023, 9 a.m. to 5 p.m. we will meet for a closing workshop and exchange about our experiences.
You will receive a certificate of participation from the University of Cologne after participation in the complete program. If you are unable to participate in the complete program you will also receive a certificate of participation for taking part in single workshops including the respective study trip.

► Costs
With kind support by Cologne Summer Schools and the Department of Social and Cultural Anthropology, the program will cover costs for the academic program in Hanoi (lectures and workshops, transport during study trips).
Participants will have to cover their expenses for meals during the program.

► Application
The program is directed primarily at Master level students (5-6 students max)/and BA students (8-10 students) 
Please also submit a CV, a copy of English language certificate (if any), a letter of motivation in English (1.000 – 1.500 words) to xxx, including your Name, study subject and semester until xxx. 
In your letter of motivation, please address the following questions: 
•    Why would you like to participate? What do you wish to achieve during this course?
•    Are you planning to write your master thesis on the topic? If yes, what is your topic?
•    How do you integrate the summer school in your study plan? 
Application deadline: Due to 18/08/2023, the result will be confirmed after 20/08/2023
Application should send to email nguyetnm@ussh.edu.vn  as subject: 
Name_Student(or)MAStudent_ApplySummerschool2023

► Contact
For detail information, please contact:
History Faculty, USSH-VNU, Block B, No. 336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Ha Noi.
Tel: 043 5589847;  Email: nguyetnm@ussh.edu.vn/ manhnh@ussh.edu.vn

 
 
 

[1] Cụm từ các quốc gia/khu vực Bán cầu Nam (Global South) là thuật ngữ chỉ một khu vực địa chính trị rộng lớn bao gồm Mỹ La tinh, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương đối lập với Bán cầu Bắc (Global North). Thuật ngữ còn thường xuyên được sử dụng để định vị “Thế giới thứ ba” (Third World) hoặc vùng “Ngoại vi” của châu Âu và Bắc Mỹ. Việc sử dụng cụm từ Bán cầu Nam đánh dấu một sự thay đổi trọng tâm của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội từ việc nhấn mạnh về khác biệt văn hóa sang các mối quan hệ quyền lực địa chính trị - kinh tế Toàn cầu.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây