Lịch sử dân tộc nói chung và của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) nói riêng trong giai đoạn 1954-1975, phát triển vô cùng phong phú, sôi động. Trong những năm tháng ấy, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra trên miền Bắc làm cho nó biến đổi vô cùng nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực. Sự biến đổi của kết cấu xã hội miền Bắc được xem là biểu hiện sinh động của sự thay đổi đó. Dựa vào nội dung, đặc điểm của sự biến đổi xã hội miền Bắc (1954-1975). Chúng ta có thể phân đoạn tiến trình này thành hai giai đoạn: từ 1954 đến 1960 và từ 1961 đến 1975.
Sự phát triển và bùng nổ mạnh mẽ của các cuộc cách mạng, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga (1917), những tư tưởng dân chủ tư sản của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Dật Tiên và sách báo Trung Quốc đã chuyển vào Việt Nam qua nhiều đường khác nhau.
Những năm 1936-1939 là một thời kỳ rất đặc biệt trong lịch sử cận đại Việt Nam, trong đó diễn ra cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ rộng lớn chưa từng có, lôi cuốn đông đảo các giai tầng tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đạt được thành công đó, một phần do Đảng có những nhận định đúng đắn về thái độ về khả năng chính trị của các đảng phái, lôi kéo họ tham gia mặt trận dân chủ rộng rãi, đồng thời đấu tranh kiên quyết với những tổ chức phản động.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt nhấn mạnh nhân tố con người là quan trọng nhất, cần làm tốt chiến lược đào tạo thế hệ trẻ, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, xây dựng một môi trường thật sự dân chủ đối với tư duy khoa học, tôn trọng trí thức, khuyến khích sáng tạo, vận dụng vào cuộc sống.