Điều cần chú ý là, trong khi những mô hình nhà nước kiểu “thể chế lưỡng đầu” dường như có những biểu hiện tương đối giống nhau về hình thức thì giữa chúng lại rất khác nhau về thời gian và điều kiện xuất hiện
Ở đây, chúng ta có thể điểm tên tuổi với những công trình nghiên cứu liên quan như Tiểu luận của Heine – Geldern về cơ sở tôn giáo của Nhà nước và Vương quyền; Mô hình của Wittfogel về Chế độ Chuyên quyền phương Đông; Chính thể nhà nước Nagara: “Chính thể Ngân hà” của Tambian hay Mandala của Wolters ...
Trân trọng giới thiệu với quý độc giả cuốn sách “Mô hình tổ chức Nhà nước ở Việt Nam thế kỷ X – XIX”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016. Sau đây xin trích đăng phần Mở đầu của cuốn sách như một lời giới thiệu tới quý độc giả. Trân trọng!