Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê – Đôi lời bàn thêm về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và cung thành (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc)

Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê – Đôi lời bàn thêm về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và cung thành (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc)

 21:47 11/08/2023

Trân trọng giới thiệu bài viết "Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê – Đôi lời bàn thêm về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và cung thành" của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
Phố phường Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỷ XVII-XVIII-XIX (Nguyễn Thừa Hỷ)

Phố phường Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỷ XVII-XVIII-XIX (Nguyễn Thừa Hỷ)

 02:39 10/08/2023

Trên bản đồ phân bố tự nhiên các khu vực của Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX, các “phường” của Thăng Long (sau đó là các phường, thôn của Hà Nội) thực ra đã trải rộng trên một diện tích rất lớn, bao quanh lấy cái nhân lõi chính trị là khu vực thành. Ta thấy có các phường thuộc phía Bắc, quanh Hồ Tây chuyên sản xuất một số mặt hàng thủ công nghiệp thiết yếu cho đời sống, đòi hỏi một quy trình lao động phức tạp và một hiện trường lao động rộng như các phường Yên Thái và Hồ Khẩu làm giấy, phường Trích Sài và Bái Ân dệt lĩnh, phường Võng Thị nhuộm đen, phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ, khu Ngũ Xã đúc đồng… Một cụm các phường trại khác ở phía Tây và phía Tây Nam phát triển về chuyên canh đặc sản như khu Thập Tam trại có nhiều cơ sở trồng hoa (Ngọc Hà, Hữu Tiệp) và trồng cây thuốc (Đại Yên), phường Thịnh Quang (gần Ô chợ Dừa) trồng vải, nhãn… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không xét đến tất cả các loại phường, thôn, trại kể trên của Thăng Long – Hà Nội, mà chỉ giới hạn vào khu phố phường nội thị phía Đông, ở giữa khu thành và sông Hồng, là khu buôn bán – thủ công nghiệp mặt hàng và chuyên nghề, có vai trò của một nhân lõi kinh tế không thể thiếu được của khu vực thị dân gian của Thăng Long – Hà Nội.
Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội thời kỳ 1954 – 2008, ý nghĩa và kinh nghiệm (PGS. TS. Ngô Đăng Tri, ThS. Đỗ Thị Thanh Loan)

Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội thời kỳ 1954 – 2008, ý nghĩa và kinh nghiệm (PGS. TS. Ngô Đăng Tri, ThS. Đỗ Thị Thanh Loan)

 01:33 10/08/2023

Địa giới hành chính là ranh giới phân biệt đất đai và số dân của địa phương này với địa phương khác do cấp quản lý có thẩm quyền quy định. Địa giới hành chính là cơ sở pháp lý để phân vạch ranh giới trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương đối với dân cư, đất đai và mọi hoạt động khác thuộc phạm vi cấp quản lý. Một đơn vị hành chính trực thuộc một cấp chính quyền nào đó chỉ có thể tồn tại và hoạt động được dựa trên cơ sở một địa giới hành chính nhất định rõ ràng, ổn định và hợp lý. Do tầm quan trọng của nó, việc hoạch định, điều chỉnh địa giới hành chính xưa nay đều là việc hệ trọng, do cấp quản lý Nhà nước Trung ương quyết định.
Sự kiện di cư năm 1954-1955 trong lịch sử Việt Nam và thế giới (PGS. TS. Nguyễn Đình Lê)

Sự kiện di cư năm 1954-1955 trong lịch sử Việt Nam và thế giới (PGS. TS. Nguyễn Đình Lê)

 22:21 07/08/2023

Từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 7 năm 1955 là thời kỳ chuyển quân tập kết của 2 bên tham chiến ở theo qui định của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam. Trong khoảng 300 ngày đó, có sự kiện nổi bật diễn ra trong phạm vi cả nước là cuộc di dân, chuyển quân tập kết diễn ra sôi động, lôi kéo trên 1 triệu người lưu chuyển theo các hướng khác nhau. Cuộc di dân chưa đầy một năm kể nổ ra trong bối cảnh quốc tế và Ở Việt Nam có nhiều yếu tố mới và dưới tác động của các nhân tố đó tạo nên sự bùng nổ của cuộc di dân có một không hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam và cũng là một sự kiện hiếm có trong lịch sử thế giới hiện đại. Bài viết này muốn trao đổi về những lý do dẫn đến sự dịch chuyển dân cư ồ ạt kể trên và xem xét vị trí, ý nghĩa, vị thế của sự kiện này trong mối tương quan của lịch sử Việt Nam quốc tế.
Văn minh và đế chế: Nhìn lại con đường phát triển của các quốc gia Đông Á (PGS.TS Nguyễn Văn Kim)

Văn minh và đế chế: Nhìn lại con đường phát triển của các quốc gia Đông Á (PGS.TS Nguyễn Văn Kim)

 17:56 06/08/2023

Sau một thời kỳ liên kết, kiến lập giữa các thủ lĩnh liên minh bộ lạc, đến cuối thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên sự xuất hiện của nhà Hạ (TK XXI - XVII TCN) rồi nhà Thương (XVII - XI TCN), nhà Chu (XI - 256 TCN)... là những minh chứng đầy sức thuyết phục về sự trưởng thành của văn minh Trung Hoa trong nền cảnh văn hóa khu vực. Từ lưu vực Hoàng Hà, các triều đại đó đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng để rồi hình thành nên Trung tâm văn hóa Hoa Hạ. Trung tâm văn hóa này đã lan tỏa đến các “vùng ngoại vi”, kết tụ với Trung tâm văn hóa Hoa Nam để tạo nên nền Văn minh Trung Hoa tiêu biểu của khu vực Đông Á, phương Đông và thế giới.
_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây