Phố phường Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỷ XVII-XVIII-XIX (Nguyễn Thừa Hỷ)

Phố phường Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỷ XVII-XVIII-XIX (Nguyễn Thừa Hỷ)

 02:39 10/08/2023

Trên bản đồ phân bố tự nhiên các khu vực của Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX, các “phường” của Thăng Long (sau đó là các phường, thôn của Hà Nội) thực ra đã trải rộng trên một diện tích rất lớn, bao quanh lấy cái nhân lõi chính trị là khu vực thành. Ta thấy có các phường thuộc phía Bắc, quanh Hồ Tây chuyên sản xuất một số mặt hàng thủ công nghiệp thiết yếu cho đời sống, đòi hỏi một quy trình lao động phức tạp và một hiện trường lao động rộng như các phường Yên Thái và Hồ Khẩu làm giấy, phường Trích Sài và Bái Ân dệt lĩnh, phường Võng Thị nhuộm đen, phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ, khu Ngũ Xã đúc đồng… Một cụm các phường trại khác ở phía Tây và phía Tây Nam phát triển về chuyên canh đặc sản như khu Thập Tam trại có nhiều cơ sở trồng hoa (Ngọc Hà, Hữu Tiệp) và trồng cây thuốc (Đại Yên), phường Thịnh Quang (gần Ô chợ Dừa) trồng vải, nhãn… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không xét đến tất cả các loại phường, thôn, trại kể trên của Thăng Long – Hà Nội, mà chỉ giới hạn vào khu phố phường nội thị phía Đông, ở giữa khu thành và sông Hồng, là khu buôn bán – thủ công nghiệp mặt hàng và chuyên nghề, có vai trò của một nhân lõi kinh tế không thể thiếu được của khu vực thị dân gian của Thăng Long – Hà Nội.
Cơ cấu và tình hình sử dụng ruộng đất ở Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (GS.TS Nguyễn Văn Khánh)

Cơ cấu và tình hình sử dụng ruộng đất ở Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (GS.TS Nguyễn Văn Khánh)

 06:49 05/08/2023

Từ năm 1958 trên toàn miền Bắc Việt Nam, hầu hết ruộng đất cũng như sản xuất nông nghiệp đều được tập thể hoá và đặt dưới sự quản lý của các hợp tác xã. Với tư cách đại diện cho thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã quản lý hầu hết đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp.
_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây