GS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Kim – người khai mở những định hướng nghiên cứu mới về Biển và Thương mại châu Á

Thứ năm - 18/05/2023 12:50
(USSH) Ngay từ những năm cuối của thập niên 1990, khi nhân sự, đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về vấn đề biển đảo, thương mại biển và mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực còn rất mỏng, nhưng GS.TS Nguyễn Văn Kim đã quyết tâm thành lập nhóm Nghiên cứu thương mại châu Á. Trải qua gần 25 năm xây dựng và phát triển, nhóm nghiên cứu gặt hái được nhiều thành tựu, khẳng định có uy tín khoa học cả trong nước và quốc tế, năm 2023 tiếp tục là nhóm Nghiên cứu mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội. Những thành tựu của nhóm nghiên cứu có dấu ấn rất lớn của Trưởng nhóm - GS.TS. Nguyễn Văn Kim.
gsts nguyen van kim nguoi tim toi va khai mo nhung dinh huong nghien cuu moi03122015200901
GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)
- một chuyên gia đầu ngành trong nghiên cứu về biển và thương mại châu Á.

GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim sinh tại thành phố Thanh Hóa nhưng trong ký ức và hoài niệm, thầy vẫn luôn nghĩ về vùng quê biển Thạch Hà (Hà Tĩnh) và miền đất giàu truyền thống văn hóa: Đình Cả, Nội Duệ (Bắc Ninh). Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, chiều sâu lịch sử của các văn hóa Kinh Bắc và vùng sông Lam, sông Mã... đã nuôi dưỡng, tôi rèn nên những phẩm chất của một con người, một nhà giáo, một nhà khoa học rất giàu tình cảm nhưng hết sức cẩn trọng, nghiêm túc, thậm chí nghiêm khắc trong khoa học.

Là sinh viên khoá 26 ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Thế giới, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau khi tốt nghiệp đại học năm 1985, Thầy Nguyễn Văn Kim được giữ lại trường làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và gắn bó với Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó là Trường ĐHKHXH&NV từ năm 1986 đến nay.           
GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim từng đảm nhiệm nhiều trọng trách: Nguyên là Uỷ viên Thường vụ Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Hiện Giáo sư là: Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội và Hành vi, ĐHQG HN; Trưởng Bộ môn Lịch sử Toàn cầu, Khoa Lịch sử; Giám đốc Trung tâm Biển và Hải đảo, Trường ĐH KHXH&NV; Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia; Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, người giữ vai trò kết nối các hoạt động hợp tác quốc tế của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam với Hội Sử học Thế giới và các chuyên gia trong nước, quốc tế từ năm 2010 đến nay.


Sáng kiến thành lập nhóm “Nghiên cứu Thương mại châu Á” 

Trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, được giao trách nhiệm phụ trách Bộ môn Lịch sử thế giới, thầy đã nhận thấy cần phải có những thay đổi căn bản trong định hướng nghiên cứu, đào tạo để thích ứng, hội nhập với xu thế chung của môi trường học thuật của khu vực, thế giới. Với một đất nước còn nhiều khó khăn như Việt Nam, với nguồn nhân lực, vật lực còn vô cùng hạn chế, là Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Bộ môn, TS Nguyễn Văn Kim đã mạnh dạn đề xuất một số định hướng, lĩnh vực nghiên cứu mới và nhanh chóng xây dựng kế hoạch nghiên cứu, đào tạo trọng tâm ở cả ba bậc học: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Quan điểm chủ đạo được nêu ra và xác định là: “Nghiên cứu Lịch sử thế giới phải xuất phát từ vị thế của Việt Nam, đặt trong mối quan hệ và vì lợi ích của Việt Nam”.

Với tri thức và sự mẫn cảm nghề nghiệp, thầy Nguyễn Văn Kim luôn suy nghĩ, tìm tòi và không ngừng khuyến khích sinh viên, học viên cao học, NCS lựa chọn, đi sâu tìm hiểu những vấn đề vẫn còn là những điểm mờ, khoảng trống về nhận thức của giới nghiên cứu trong nước, quốc tế và được quốc tế quan tâm. Nhận thức rõ những thành tựu nổi bật mà các nhà nghiên cứu đã đạt được trong nghiên cứu về lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm và các lĩnh vực nông thôn - nông nghiệp - nông dân, thầy đã chủ trương xây dựng một nhóm nghiên cứu gồm các giảng viên, cán bộ trẻ, sinh viên và quyết tâm theo đuổi định hướng nghiên cứu mới về Biển Đông đặc biệt là vấn đề quan hệ thương mại, bang giao trên biển giữa Việt Nam với các quốc gia châu Á. Quyết định đó cho thấy tầm nhìn và sự nhạy cảm sâu sắc của một nhà giáo, một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp.

Năm 1999, trên cơ sở một số thành viên của Bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử, Nhóm Nghiên cứu thương mại châu Á (Group of Asian Commerce Studies) do TS. Nguyễn Văn Kim chủ trương đã được thành lập. Sau 15 năm phát triển, năm 2014, nhóm nghiên cứu là một trong 14 “Nhóm nghiên cứu mạnh” đầu tiên vinh dự được nhận Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2015, Nhóm tiếp tục được công nhận là một trong 21 “Nhóm nghiên cứu mạnh” của ĐHQGHN.
Nhóm thường xuyên nhận được sự tư vấn, giúp đỡ tận tình, hỗ trợ hiệu quả của Trường ĐHKHXH&NV, nhiều nhà khoa học có uy tín ở các trường đại học, trung tâm học thuật lớn trong nước, quốc tế. Định hướng nghiên cứu đó ngày càng khẳng định tính đúng đắn khi góp phần làm sáng tỏ những đặc tính tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và vị thế của Việt Nam với tư cách là một quốc gia ven biển. Việt Nam sớm có truyền thống văn hóa biển, tư duy hướng biển, có năng lực khai thác biển và các cộng đồng cư dân cổ cũng sớm vươn ra chinh phục, làm chủ các vùng biển, đảo ven bờ và cả những quần đảo đại dương như Hoàng Sa, Trường Sa...

Cho đến nay, trải qua gần 25 năm, Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á dưới sự dẫn dắt của GS.TS Nguyễn Văn Kim - Trưởng nhóm đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực nghiên cứu, hỗ trợ đào tạo, hợp tác quốc tế và đầu năm 2023 tiếp tục được công nhận là Nhóm nghiên cứu mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội.


Một nhà khoa học giàu đam mê, vô cùng cẩn trọng, nghiêm túc trong công việc

1. Trong nhiều năm qua, GS.TS Nguyễn Văn Kim đã chủ trì, chủ nhiệm, tham gia nhiều đề tài khoa học cấp Quốc gia, Bộ, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều dự án hợp tác quốc tế, hợp tác với các tỉnh, thành phố của Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Văn Kim đã đề xuất và chủ trì xây dựng thuyết minh đề án KHCN cấp Quốc gia: Điều tra tổng hợp, đánh giá đặc trưng văn minh sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu (Đề án thuộc Chương trình trọng điểm: Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030) thời gian thực hiện 2022-2025; Chủ nhiệm, Đồng Chủ biên đề tài KH&CN cấp quốc gia: Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI thuộc đề án “Quá trình hình thành, phát triển vùng đất Nam Bộ”; Lịch sử Việt Nam, Tập 3 (179-905) (KHXH-LSVN.03/14-18); Địa chí Quốc gia Việt Nam, Tập Cương vực, Quyển 4: Biển và Hải đảo (Dự án đặc biệt cấp Quốc gia)…

Giáo sư còn làm chủ nhiệm các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Đại học Quốc gia: Quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVI-XVII; Sự hình thành, phát triển của các quốc gia cổ Đông Nam Á và các mối quan hệ khu vực; Vân Đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam; Tác động của tiếp biến văn hóa đến phát triển ở Việt Nam hiện nay; Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015), Tập 4 (Phụ trách lĩnh vực Dân tộc và Tôn giáo); Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Quyển 28 (tham gia biên soạn phần: Chính trị, Ngoại giao, Tổ chức)…

Bên cạnh đó, Giáo sư cũng là Chủ nhiệm các nhiệm vụ KH&CN hợp tác quốc tế: Viet Nam - Japan: Traditional trading relations (Sumitomo Foundation); “Ensnared in War: The Koreans and Vietnamese in World War II” (hợp tác với Quỹ nghiên cứu học thuật Hàn Quốc); “Bridging the Isolated Gulf: A Study of the Japanese-Spanish Alliance to Establish the Tonkin - Manila Trade Route in the Middle of the Seventeenth Century (Dự án quốc tế với sự tài trợ của Quỹ Sumitomo, Nhật Bản).
GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim cũng là chủ biên, đồng chủ biên, tác giả của nhiều công trình có giá trị tư vấn chính sách được ứng dụng cho các Ban của Đảng, các cơ quan Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:

- Chuyên khảo Vân Đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2014, 2016, Giải thưởng Công trình khoa học và Công nghệ tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014, Giải thưởng Sách hay của Hội xuất bản Việt Nam năm 2015) của Trưởng nhóm là một sản phẩm KH&CN tiêu biểu. UBND Tỉnh Quảng Ninh cũng đã có văn bản số 7103/UBND-VX ngày 12/12/2014 gửi ĐHQG HN, Trường ĐH KHXH&NV và tác giả ghi nhận giá trị, đóng góp của công trình. Vừa qua, công trình đã được đề xuất là cơ sở khoa học để xây dựng Hồ sơ đề nghị xếp hạng Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn là Di tích Quốc gia đặc biệt.

- Công trình Việt Nam - Tiềm năng và vị thế (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2021) vừa qua đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị số hóa để phổ biến rộng rãi trong xã hội, nhằm nâng cao hiểu biết về tiềm năng, vị thế của các vùng, câc địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT&XH của các vùng và địa phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Một số công trình khác như: Người Việt với biển (Cb, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011); Việt Nam - Truyền thống kinh tế, văn hóa biển (Đcb, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2015), Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam (Cb, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2016), Biển với lục địa - Vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung (Đcb, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2018), Huyền thoại về một vùng đất - Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Êđê (Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2021) đã được đề cử, nhận các giải thưởng cũng như có những đóng góp quan trọng trong việc tư vấn và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cho Đảng, Nhà nước và các địa phương.

GS.TS Nguyễn Văn Kim cũng là Chủ nhiệm đề tài thành phần trong Dự án “Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển” do GS.NGND Phan Huy Lê chủ nhiệm. Kết quả của Dự án được xuất bản thành sách. Năm 2018 và 2020 được trao Giải thưởng Trần Văn Giàu (QĐ số 06-20/GT, ngày 18/8/2020 của Ủy ban giải thưởng Trần Văn Giàu). Năm 2019, Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia đã trao Giải A cho bộ sách “Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển”; Giải thưởng Sách hay của Hội xuất bản Việt Nam; Công trình: “Vân Đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam” cũng nhận được Giải thưởng Công trình KH&CN tiêu biểu của ĐHQG HN. Công trình Huyền thoại về một vùng đất - Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Êđê (Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2021) đã được trao Giải thưởng sách Quốc gia năm 2022,...


2. Khối lượng công trình khoa học đồ sộ đã được công bố

Trong những năm qua, GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim công bố nhiều công trình khoa học (bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ quốc tế) về Lịch sử bang giao, thương mại biển, văn minh sinh thái biển, phát triển bền vững kinh tế biển… trong tổng số trên 300 công trình đã công bố. Nhiều cuốn sách, chuyên luận đã đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín ở trong nước, quốc tế.

2.1. Công trình xuất bản bằng ngôn ngữ quốc tế

1. Từ điển Việt Nam (GS.TS Sakurai Yumio - GS.TS Momoki Shiro Cb., tiếng Nhật). Nxb. Dohosha, Tokyo, 1999.
2. Nhật - Việt giao lưu sử thời cận thế: Phố Nhật Bản và giao lưu gốm sứ (GS.TS Sakurai Kiyohiko - GS.TS. Kikuchi Seiichi, Cb., tiếng Nhật). Nxb. Dohosa, Tokyo, 2002.
3. “Thành nhà Hồ và thời đại nhà Hồ trong lịch sử Việt Nam”, trong Nghiên cứu thành nhà Hồ ở Việt Nam, (GS.TS Osawa Masumi - GS.TS Kikuchi Seiichi, Cb., tiếng Nhật); Tập 1, Trường Đại học Chiêu Hoà xuất bản, Tokyo, Nhật Bản, 2005.
4. “Foreign Trade in Tonkin and Regional Relationships during XVIIth-XVIIIth Centuries”. The Journal of Historical Studies, Vol.1, Number 1, 2006.
5. Lion and Dragon: Four centuries of Dutch - Vietnamese Relations (Co-author). Amsterdam: Boom (in Dutch, English,... ), 2007.
6. “Vietnam in the XXth Century: From Confrontation to Cooperation - An Approach from A Cultural Historical View”, Southeast Asian Studies, Institute for Southeast Asian Studies, 2007.
7. “Mấy nét khái quát về việc đúc tiền và sử dụng tiền tệ trong lịch sử Việt Nam”; (viết chung, GS.TS Kikuchi Seiichi - GS.TS Sakuraki Shinichi, Cb.), (tiếng Nhật), Đại học nữ thục Chiêu Hoà, Tokyo, Vol.12, 2008.
8. “Vietnam - Motives and Process of National Unification”, The International Conference Proceedings Political Unification and History Education, Seoul National University, Seoul, 2008, pp.221-240. Vietnamese Academy of Social Sciences - Institute for Southeast Asian Studies: Vietnam - Motives and Process of National Unification, Southeast Asian Studies, 2008.
9. “Formation of the “Oceanic Network” in East Asia before the Opening of Ports and Subsequent Developments: Focusing on Hoi An”, (Special article), The Journal of Korean Studies, Inha University, May 2009.
10. “Vietnamese Society in XVIth-XVIIIth Centuries and Ceramic Exchanges between Vietnam and Japan”, Proceedings of The First KASEAS-CSEAS Joint International Symposium: Interdependency of Korea, Japan and Southeast Asia - The Migration, Investment and Cultural Flow, Korea, 2009.
11. East Asia - The Third Eye on Port Opening (Co-Author). Inha University Press, Korea, 2010.
12. “A Study on the Development Precesses of East Asian Countries Shown by Civilizations and Empires”, in Asian Comparative Folklore, Asian Comparative Folklore Society, Seoul, Korea, No.46, 2011.
13. Les apports des sciences humaines et sociales - Au développement socio -esconomique, Textes resunis sous la direction de Agnès Florin - Sylvie Guionnet et Trinh Van Tung, Imprimerie Centrale & Service PAO, Université de Nantes, Juin 2012.
14. Capital de connaissances et desveloppement socio-esconomique; Les apports des sciences humaines et sociales au desveloppement socio-économique, Imprimerie Centrale & Service PAO, Université de Nantes, Juin 2012.
15. “Commercial Economy of Vietnam under Le - Trinh Era from the Perspective of some Western Historical Documents” (Co-author, Asso.Prof. Dr. Nguyen Manh Dung). Vietnam Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences, Bimonthly Review, No. 3 (149), 2012.
16. Nghiên cứu lịch sử giao lưu văn minh Hàn Quốc - châu Á thời cận đại (Đồng Cb., tiếng Hàn), Đại học Sungkyunkwan, Nxb. Imagine, Seoul, Hàn Quốc, 2013.
17. “Tradition and Trade Activities of Vietnamese - Historical Fact and Understandings”, (Co-author, Asso.Prof. Dr. Nguyen Manh Dung). The World of The Orient, Ukraine, No.4-2013.
18. “Vietnamese Society in XIIIth-XVth and Ceramic Trade in East Asia”. International Proceedings “Distribution of Vietnamese Ceramics in Asian Maritime Trade, XIVth-XVth Centuries: Vietnam, Ryukyu and Majapahit” (tiếng Nhật), Showa Women’s University, Tokyo, Japan, Vol.21, 2014.
19. Nghiên cứu về bức tranh thương mại Châu ấn thuyền (GS.TS Kikuchi Seiichi Cb., tiếng Nhật), Nxb. Shibunkaku, Tokyo, 2014.
20. “Vietnam - Japan Relationship: A View from the Sea Space”. Vietnam Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences, Bimonthly Review, No. 3 (161), 2014.
21. “Status of Archives and Research on Vietnam - Japan Relationship during World War II”, in: Indochina, Thailand, Japan and France during World War II - Overview of Existing Literature and Related Documents for the Future Development of Research  (Co-Author, Dr. Võ Minh Vũ), Edited by Masaya Shiraishi, Waseda University Institute of Asia-Pacific (WIAPS), March, 2015.
22. “Vietnamese Society in the XIIIth - XVth Centuries and Porcelain Trade Exchange in East Asia”. Vietnam Social Sciences, No. 1(165), 2015, p.42-52.
23. “Some Thoughts on Asian Cultural Values and the Role of Universities in Buiding a Cultural Environment and Regional Research Cooperation”. Vietnam Review of Northeast Asian Studies, No. 6, 2015.
24. “Mongol - Yuan invations and trasformationon of Đại Việt’s society and history”. The Journal of Historical Studies, Vol. 4, No. 4, 2016.
25. Early Modern Southeast Asia, 1350-1800 (Ooi Keat Gin and Hoang Anh Tuan, Ed.), Routledge Press, London and New York, 2016.
26. “Vietnamese trade of the fifteenth century Le government recovering through ancient records”, East Asian Studies, The Journal of Institute for East Asian Studies, Sogang University, Vol.25, No.2, 2016.
27. “A Perspective from the Historical  and Political Context of East Asia (1939-1945)”, in: Vietnam - Indochina - Japan Relations during the Second World War: Documents and Interpretations, Waseda University Institute of Asia-Pacific Studies (WIAPS), Tokyo, February, 2017.  
28. “Dai Co Viet State in East Asian Hisorical and Political Context during the Tenth Century”, Vietnam Social Sciences, No.1 (189), 2019.
29. “Port System in the Central Vietnam in Champa Era: A View from the Việt - Cham Relation”, Journal of Global and Area Studies, Pukyong National University, Korea, Vol.3(1), 2019.
30. “Humans and humanitarian values in Ho Chi Minh’s Testament”, in Evgeny Kobelev - Pham Quoc Thanh (Compiler and Editors): Ho Chi Minh’s Heritage in Vietnam and Abroad, Institute of Asian and African Studies, Lomonosov Moscow State University – VNU - University of Social Sciences and Humanities, Moscow University Press, 2020. 
31. “Cham Islands in Champa Maritime Space from XIth to XVth century, Journal of Vietnam Social Sciences, No.01, 2020.
32. “Strategic Position of Cô Tô Island in Northeast Sea of Vietnam”, Vietnam Social Sciences, No.2 (208), 2022.
33. “Indian Merchants in Ancient Southeast Asia: The Case of Óc Eo – Funan”, Journal of Global and Area Studies, Korea, Vol.6, No.1, 2022.

2.2. Sách viết riêng

1. Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa - Nguyên nhân và hệ quả. Nxb. Thế giới, H., 2000.
2. Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV-XVII. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2003.
3. Nhật Bản với châu Á - Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2003.
4. Việt Nam trong thế giới Đông Á - Một cách tiếp cận Liên ngành và Khu vực học. Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2011.
5. Vân Đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2014, 2016.
6. Biển Việt Nam và các mối giao thương biển, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 1/2019, 6/2019.
7. Việt Nam trong các mối quan hệ khu vực và quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2019.
8. Huyền thoại về một vùng đất - Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Êđê, Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2021.
9. Việt Nam - Tiềm năng và vị thế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2021.

2.3. Sách chủ biên, đồng chủ biên

10. Một số chuyên đề về lịch sử thế giới, Tập 2, (GS. Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Kim, Cb.), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2007, 2008.
11. Người Việt với biển (Cb.). Nxb. Thế giới, H., 2011.
12. Youn Dae Yeong - Nguyễn Văn Kim - Nguyễn Mạnh Dũng: Lịch sử quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc (1862-1945), Nxb. Lao động, H., 2014.
13. Việt Nam - Truyền thống kinh tế, văn hóa biển (Nguyễn Văn Kim - Nguyễn Mạnh Dũng, Cb.), Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2015.
14. Một số chuyên đề về lịch sử thế giới, Tập 3 (GS. Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Kim, Cb.), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2015.
15. Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam (Cb.), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2016.
16. Vùng đất Nam Bộ - Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI (Cb.), Tập 3 (10 tập), Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2017.
17. Lịch sử và văn hóa: Tiếp cận đa chiều, liên ngành (Nguyễn Văn Kim - GS.TS Phạm Hồng Tung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2017.
18. Biển với lục địa - Vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Nguyễn Văn Kim, Cb.), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2018.
19. Cải cánh Minh Trị ở Nhật Bản - 150 năm nhìn lại, (GS.TS Trần Văn Thọ - Nguyễn Văn Kim - Nguyễn Anh Thu, Cb.), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2020.
20. Lịch sử văn hóa truyền thống huyện Cẩm Khê (Nguyễn Văn Kim – TS. Đinh Tiến Hiếu, Cb.),  Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2020.

2.4. Sách viết chung, tham gia...

21. Nhật Bản ngày nay (dịch chung). Nxb. Thông tin Lý luận, H., 1991.
22. Các nước Nam Thái Bình Dương (GS. Vũ Dương Ninh, Cb.). Nxb. Sự thật, H., 1992.
23. Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn ở một số khu vực Đông Á - Đông Nam Á (GS. Phan Đại Doãn - PGS.TS Nguyễn Trí Dĩnh, Cb.). Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 1995.
24. Một số chuyên đề về lịch sử thế giới, Tập 1 (GS. Vũ Dương Ninh Cb.). Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2001, 2002, 2008. 
25. Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại. Nxb. Thế giới, 2004.
26. Khoa Lịch sử - Nửa thế kỷ xây dựng và phát triển. Nxb. Thế giới, H., 2006.
27. Lịch sử Nhật Bản (PGS. Nguyễn Quốc Hùng Cb.). Nxb. Thế giới, H., 2006, 2012.
28. Phong trào cải cách ở một số quốc gia Đông Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (GS. Vũ Dương Ninh Cb.). Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2006.
29. Làng Việt Nam - Đa nguyên và chặt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2006.
30. Đại học Quốc gia Hà Nội - Một thế kỷ phát triển và trưởng thành, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2006.
31. Đông Nam Á - Truyền thống và Hội nhập (GS. Vũ Dương Ninh, Cb.). Nxb. Thế giới, H., 2007.
32. Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI-XVII. Nxb. Thế giới, H., 2007.
33. Khoa học xã hội Nam Bộ (GS.TS. Bùi Thế Cường, Cb.), Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2007.
34. Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2010.
35. Giáo dục Thăng Long - Hà Nội: Quá trình, kinh nghiệm lịch sử và định hướng phát triển (PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, Cb.). Nxb. Hà Nội, H., 2010.
36. Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng Long - Hà Nội (PGS.TS Phạm Xuân Hằng, Cb.), Nxb. Hà Nội, H., 2010.
37. Chúa Trịnh Cương - Cuộc đời và sự nghiệp, Nxb. Văn hóa - Thông tin, H., 2010.
38. Vương triều Lý (1009-1226) (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc Cb.). Nxb. Hà Nội, H., 2010. 
39. Thành phố Hồ Chí Minh hướng về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2010.
40. Di tích Lịch sử - Văn hóa Thương cảng Vân Đồn, Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2010.
41. Mấy vấn đề tiến trình lịch sử, xã hội (GS. Phan Huy Lê, Cb.), Đề án “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”, Nxb. Thế giới, H., 2011.
42. Lịch sử Đông Nam Á, Tập 4, (PGS.TSKH Trần Khánh, Cb.), Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2012.
43. Nhật Bản trong thời đại châu Á, Nxb. Thế giới, H., 2014.
44. Vương triều Mạc với sự nghiệp canh tân đất nước (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Cb.), Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2015.
45. Biển đảo Việt Nam: Lịch sử, chủ quyền, kinh tế, văn hóa, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, H., 2016.
46. Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển (GS. Phan Huy Lê, Cb.), Tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2016.
47. Việt Nam trong thế giới đang đổi thay (GS. Vũ Dương Ninh, Cb.), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2017.
48. Khảo cổ học biển đảo Việt Nam (GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung - PGS.TS Đặng Hồng Sơn, Cb.), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2017.
49. Sự phát triển của Việt Nam học tại một số nước trong thế kỷ XX (GS.TSKH Vũ Minh Giang, Cb.), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2018.
50. Cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha tại Đà Nẵng (1858-1860), Nxb. Đà Nẵng, 2019.
51. Nghiên cứu văn hóa miền Trung, Nxb. Đại học Huế, 2019.
52. Văn hóa biển miền Trung trong xã hội đương đại, Nxb. Thế giới, H., 2019.
53. Nghiên cứu văn hóa miền Trung, Nxb. Đại học Huế, 2021.
 
Một cuốn sách mới xuất bản cuối năm 2022 của GS.TS Nguyễn Văn Kim

Với kinh nghiệm dày dặn, thành tựu nghiên cứu trong nhiều năm và uy tín khoa học cao, GS.TS Nguyễn Văn Kim được các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước mời tham dự và viết bài cho rất nhiều hội thảo quốc gia, quốc tế với tư cách là chuyên gia đầu ngành.
image 20230515210309 6
 
image 20230515210309 5
 
image 20230515210309 4
 


3. Một nhà giáo mẫu mực, giàu tình yêu thương với học trò

Đam mê, cống hiến cho khoa học, GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim còn được nhiều thế hệ học trò tri ân với tư cách một người thầy hết lòng với sự nghiệp trồng người. Thầy luôn dành những tình cảm thương yêu nhất cho học trò. Nhiều sinh viên đã được thầy “phát hiện” từ khi còn học năm thứ nhất, thứ hai để rồi dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của thầy đã từng bước trưởng thành, đã trở thành giảng viên của các trường đại học, cán bộ nghiên cứu của các viện, cơ quan khoa học, quản lý trong cả nước, chuyên gia hàng đầu trên nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu khoa học, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong sự nghiệp trồng người của mình, Thầy đã đào tạo và hướng dẫn trực tiếp cho: 15 tiến sĩ; 35 thạc sĩ và nhiều nghiên cứu sinh, thạc sĩ đang chuẩn bị bảo vệ.
Trong suốt hơn 35 năm sự nghiệp, có những lúc vô cùng bận rộn trong công tác quản lý nhưng GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim vẫn luôn tranh thủ thời gian để khảo cứu, phân tích các nguồn tư liệu, hoàn thiện các bài viết, công trình, đề tài nghiên cứu. Thầy luôn tâm niệm, chỉ có nghiên cứu mới có thể giảng hay và giảng sâu được. Và chỉ có nghiên cứu sâu mới có thể “truyền lửa”, truyền nhiệt tình và tư duy khoa học đến với các thế hệ học trò.

Với sức làm việc bền bỉ, năng lực sáng tạo và tinh thần lao động nghiêm cẩn, trách nhiệm cao, Thầy vừa thường xuyên xuất bản các công trình khoa học, nhưng vẫn tích cực tham gia công tác giảng dạy, hướng dẫn học viên cao học và NCS. Đối với nhà khoa học, nhà giáo Nguyễn Văn Kim, tình yêu đối với giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đam mê sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ vẫn luôn vẹn nguyên như thuở mới vào nghề.
Hạnh Quỳnh - USSH Media
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/khoa-hoc/gs-ts-ngut-nguyen-van-kim-nguoi-khai-mo-nhung-dinh-huong-nghien-cuu-moi-ve-bien-va-thuong-mai-chau-a-21941.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây