Hội nghị nhằm khuyến khích và thúc đẩy các nghiên cứu lịch sử về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cung cấp nền tảng khoa học vững chắc để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của đất nước; là diễn đàn cho các nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử để trao đổi, thảo luận và chia sẻ những kết quả nghiên cứu, phương pháp tiếp cận mới và những phát hiện quan trọng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ.
Có một điều không cần bàn cãi: Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập vào cuối năm 1927 là kết quả và sản phẩm của sự vận động và phát triển của phong trào dân tộc ở Việt Nam những năm sau chiến tranh thế giới thứ I. Nhưng còn sự tồn tại và hoạt động của tổ chức này trong suốt những năm 1927 – 1930 với tư cách một đảng cách mạng, đã có tác động gì và tác động như thế nào đến phong trào dân tộc ở Việt Nam? Bài viết nay đưa ra một cái nhìn nhằm nhận thức rõ thêm vấn đề đó.
Cuốn sách vừa được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản sau 10 năm ra mắt bạn đọc. Đây là kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học mã số QG.04.17 dày 425 trang, gồm 7 chương. Chương mở đầu đề cập đến bối cảnh lịch sử của Đông Á trước nguy cơ xâm thực của tư bản phương Tây. Bốn chương tiếp theo phân tích các cuộc cải cách điển hình ở Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc và Việt Nam. Riêng Nhật có thêm chương về Giáo dục thời Minh Trị. Chương cuối tổng kết những đặc điểm và kinh nghiệm của phong trào.
Tiếp nối những kết quả đạt được của các công trình: Một số chuyên đề Lịch sử thế giới, Tập I (2001, 2003, 2008) và Tập II (2006, 2008), Bộ môn Lịch sử thế giới thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG HN) chủ trương biên soạn và xuất bản cuốn Một số chuyên đề Lịch sử thế giới, Tập III…