ĐĂNG KÝ THAM GIA KHOÁ HỌC "LỊCH SỬ VĂN HOÁ ĐẠI CHÚNG"

ĐĂNG KÝ THAM GIA KHOÁ HỌC "LỊCH SỬ VĂN HOÁ ĐẠI CHÚNG"

 20:17 07/04/2024

Khóa học sẽ xem xét văn hóa đại chúng từ góc độ tiếp cận lịch sử toàn cầu, tập trung vào một số vấn đề quan trọng của nền văn hoá đại chúng. Các chủ đề được thảo luận sẽ bao gồm sự khác nhau của văn hóa đại chúng và văn hóa tinh hoa, nền nghệ thuật giải trí đại chúng thế kỷ 19 và sự chuyển giao văn hóa giữa phương Tây và các quốc gia khác Với cách tiếp cận liên ngành, khoá học đồng thời sẽ giới thiệu và thảo luận về các vấn đề đương đại như hoạt động thương mại điện ảnh xuyên Đại Tây Dương (Hollywood, tính bá quyền của Mỹ), Punks, Hip Hop, K-pop và 'truyền thông văn hoá' của thế kỷ 21.
Hà Nội trong tiến trình lịch sử tư tưởng nước nhà 30 năm đầu thế kỷ XX (PGS. TS Phạm Xanh)

Hà Nội trong tiến trình lịch sử tư tưởng nước nhà 30 năm đầu thế kỷ XX (PGS. TS Phạm Xanh)

 23:19 10/08/2023

Những năm cuối của thế kỷ XIX, Hà Nội đã có đèn chiếu sáng. Năm 1900, ga Hàng Cỏ, đầu mối hệ thống đường sắt Đông Dương đã hoàn thành. Năm 1902, chiếc cầu sắt khổng lồ Paul Doumer, với độ dài 1.700m bắc qua sông Hồng (người dân quen gọi cầu Long Biên), đã khánh thành để thông tàu tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng. Cũng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, Hà Nội với một nửa thành phố “Tây” từ phía Nam và phía Đông hồ Hoàn Kiếm, đã hình thành. Năm 1911, nhà hát Opera (Bây giờ là nhà hát Lớn Hà Nội), một công trình văn hóa bậc nhất vùng Viễn Đông được khai trương. Từ đó, ở nhà hát, đêm đêm đèn bật sáng, trình diễn những loại hình nghệ thuật từ phương Tây du nhập. Hà Nội với một diện mạo mới, khác xa với đô thị cổ phương Đông, trở thành địa bàn hấp dẫn thu hút các luồng di cư trong và ngoài nước đến sinh sống, làm ăn. Quá trình hình thành không gian đô thị mới cũng là quá trình hình thành môi trường xã hội mới và kéo theo nó là sự hình thành một nếp nghĩ mới, lối sống mới – lối sống thị dân.
Nguyễn An Ninh với văn hóa dân tộc (TS Trần Viết Nghĩa)

Nguyễn An Ninh với văn hóa dân tộc (TS Trần Viết Nghĩa)

 10:11 10/08/2023

Đến đầu thế kỷ XX, văn hoá phương Tây đã thâm nhập sâu rộng vào Việt Nam. Tiếp xúc với một nền văn hoá xa lạ, được đại diện bởi một nền văn minh công nghiệp tiên tiến đã gây nên sự xáo trộn lớn trong tâm lý người Việt Nam.
Đà Nẵng trong ý đồ chiến lược của tư bản Pháp trước chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858) (GS Đinh Xuân Lâm)

Đà Nẵng trong ý đồ chiến lược của tư bản Pháp trước chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858) (GS Đinh Xuân Lâm)

 03:43 10/08/2023

Với vị trí đặc biệt đó, không lạ gì Việt Nam từ rất sớm đã là đối tượng nhòm ngó, điều tra thám sát, tiến tới chiếm đoạt khi có thời cơ của nhiều nước tư bản phương Tây trên bước đường bành trướng.
Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu

Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu

 17:11 09/08/2023

Có hay không một kỷ nguyên toàn cầu hoá trong lịch sử nhân loại giai đoạn cận đại sơ kỳ? Ba thập kỷ nghiên cứu và tranh luận của giới sử học quốc tế đã góp phần phục dựng bức tranh toàn cảnh về một diễn trình hội nhập toàn cầu diễn ra từ sau các phát kiến của Christopher Columbus đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (khoảng 1500 – 1789). Các quốc gia Đông Á, Đại Việt nói riêng, đã hội nhập như thế nào và có vai trò quan trọng đến đâu trong hệ thống trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá toàn cầu thời kỳ đó? Gần một thập niên khai thác và nghiên cứu tương đối hệ thống các nguồn tư liệu phương Tây liên quan đến Đại Việt cho phép khẳng định một cách chắc chắn: Đại Việt – với vai trò nổi bật của Kinh đô Thăng Long – đã có sự hội nhập nhất định vào quá trình toàn cầu hoá cận đại sơ kỳ.
Tái bản cuốn sách “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX”

Tái bản cuốn sách “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX”

 21:14 03/08/2023

Cuốn sách vừa được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản sau 10 năm ra mắt bạn đọc. Đây là kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học mã số QG.04.17 dày 425 trang, gồm 7 chương. Chương mở đầu đề cập đến bối cảnh lịch sử của Đông Á trước nguy cơ xâm thực của tư bản phương Tây. Bốn chương tiếp theo phân tích các cuộc cải cách điển hình ở Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc và Việt Nam. Riêng Nhật có thêm chương về Giáo dục thời Minh Trị. Chương cuối tổng kết những đặc điểm và kinh nghiệm của phong trào.
Bộ sách Việt Nam trong quá khứ: Tư liệu nước ngoài

Bộ sách Việt Nam trong quá khứ: Tư liệu nước ngoài

 20:48 03/08/2023

Cùng với những sưu tập đáng kể về Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Đông Nam Á học... các pho sách cổ về lịch sử, văn hoá Việt Nam, lịch sử Trung Hoa và các tập nhật ký, du ký của người phương Tây viết về Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực là những nguồn sử liệu hết sức giá trị.
_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây