HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA LỊCH SỬ NĂM HỌC 2021-2022

Chủ nhật - 03/04/2022 21:30
Ngày 31/3/2022, tại Phòng Multimedia, Bảo tàng Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Lịch sử đã trang trọng tổ chức Hội nghị Khoa học Sinh viên cấp Khoa. Hội nghị diễn ra theo hình thức “hybrid”, trực tiếp kết hợp với trực tuyến, đảm bảo các biện pháp phòng dịch Covid, mà vẫn không làm giảm không khí phấn khích của các bạn sinh viên, nhất là các tác giả báo cáo, cũng như chất lượng trao đổi học thuật của Thầy và trò Khoa Lịch sử.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA LỊCH SỬ NĂM HỌC 2021-2022
 

PGS.TS.NGƯT Vũ Văn Quân, Trưởng Khoa, phát biểu khai mạc Hội nghị
 
 
Hội nghị được diễn ra với hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến

Năm học 2021-2022 diễn ra trong một bối cảnh khó khăn đặc biệt, tuy đã là năm thứ ba của đại dịch Covid-19, nhưng đây là năm có học kỳ I sinh viên phải học trực tuyến (online) 100%, khóa sinh viên mới QH-2021-X-LS (K66 Lịch sử) và QH-2021-X-VHH (K66 Văn hóa học) còn chưa được tựu trường trực tiếp, các khóa khác chưa thể trở lại 336 Nguyễn Trãi. Mặc dù vậy, nghiên cứu khoa học sinh viên vẫn được triển khai, dù muộn đôi chút so với những năm chưa có đại dịch, một số sinh viên đam mê nghiên cứu còn đã chủ động hỏi Thầy Cô về công việc này, một số Thầy trò còn chưa được gặp mặt nhau bao giờ, suốt cả học kỳ dạy học, cũng như trong quá trình hướng dẫn, thực hiện báo cáo khoa học.

Khoa Lịch sử đã nhận được khá nhiều đề xuất nghiên cứu, các đề xuất này được Bộ phận Khoa học của Khoa tổng hợp, chuyển về các Bộ môn để phân công Giảng viên Hướng dẫn. Dù dịch bệnh phức tạp đã ngăn trở khá nhiều nghiên cứu (nhất là những chủ đề cần phải đi thực địa), lịch học tập, thi học kỳ dồn dập và Tết Nguyên đán đến sớm, cũng như sự bùng nổ của chủng Omnicron sau nghỉ lễ, những tưởng đã không còn khoảng thời gian nào cho khoa học sinh viên, nhưng dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên Khoa vẫn tích cực khắc phục khó khăn triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Trên cơ sở đánh giá sơ bộ các báo cáo khoa học của sinh viên, Khoa đã chọn ra 18 báo cáo của sinh viên và nhóm sinh viên để trình bày tại Hội nghị khoa học sinh viên cấp Khoa năm học 2021-2022. Các báo cáo được phân bố theo các khoá và chuyên ngành cụ thể như sau:
 
Ngành QH-2021-X
(K66)
QH-2020-X
(K65)
QH-2019-X
(K64)
QH-2018-X
(K63)
Lịch sử 07 05 04 0
Văn hóa học 0 02    

Phân bố theo chuyên ngành:
Stt Chuyên ngành Số lượng
  1.  
Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại 06
  1.  
Lịch sử Toàn cầu 04
  1.  
Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam 04
  1.  
Lịch sử Việt Nam Cận hiện đại 02
  1.  
Khảo cổ học 02
  1.  
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 0
  1.  
Lịch sử Đô thị 0

Với 17/18 báo cáo đăng ký thuyết trình, Ban Tổ chức Hội nghị yêu cầu mỗi báo cáo được trình bày tóm tắt kết quả khoa học trong 10 phút, cố gắng trong một buổi sáng. Hầu hết các tác giả nghiên cứu đều đảm bảo được yêu cầu này. Tuy vậy, điều bất ngờ thú vị đến từ những trao đổi của thầy và trò Khoa Lịch sử, vừa chất lượng về học thuật, ấm cúng, tươi vui và dí dỏm, khiến không khí một buổi “bảo vệ” thành quả nghiên cứu trở nên gần gũi, cởi mở, đầy phấn khích đối với sinh viên, thậm chí “xuất thần” đối với một số Thuyết trình viên! Trước tình hình đó, Ban Tổ chức đã linh hoạt, chủ động kéo dài thời gian hội nghị sang buổi chiều để tạo điều kiện tối đa cho tất cả 17 báo cáo được trình bày. 
 
 
 
 

Kết thúc buổi Hội nghị, tất cả các báo cáo đều được đánh giá cao về chất lượng chuyên môn, tinh thần hăng say nghiên cứu, nỗ lực vượt khó khăn để hoàn thành các sản phẩm nghiên cứu bước đầu. Một số báo cáo đã thể hiện bước đi mới về chủ đề, tư liệu, cách tiếp cận, có ý nghĩa khoa học và thậm chí thời sự về thực tiễn. Hội đồng đánh giá xét tặng giải cho tất cả các báo cáo, vì những thành tựu đó.
 
GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim phát biểu tổng kết Hội nghị

Kết quả xếp giải Nghiên cứu Khoa học Sinh viên cấp Khoa Lịch sử, năm học 2021-2022:
          Giải Khuyến khích: Gồm 11 báo cáo
Stt Họ và tên Mã SV/ Lớp khóa học Tên Đề tài Chuyên ngành GV Hướng dẫn
  1.  
Ngô Viết Hùng 21030129
(K66 LS)
Lịch sử nghi lễ tế Nam Giao ở Việt Nam LSVN Cổ trung đại ThS. Nguyễn Ngọc Phúc
  1.  
Nguyễn Ngọc Hợp 20032527
(K65 VH)
Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca trù từ năm 2006-2020 (Nghiên cứu trường hợp câu lạc bộ ca trù Đồng Trữ, thôn Đồng Trữ xã Phú Nghĩa huyện Chương Mỹ, Hà Nội) Văn hóa học TS. Đỗ Thị Hương Thảo
  1.  
Đàm Quang Huy 20030827
(K65 LS)
Việt Nam qua tư liệu ảnh của người Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX LSVN Cận hiện đại TS. Trương Thị Bích Hạnh
Nguyễn Bình Nhi 20030866
(K65 LS)
  1.  
Nguyễn Vinh Quang 20030877
(K65 LS)
Cạnh tranh Trung - Nga - Nhật tại Mãn Châu và Bán đảo Triều Tiên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Lịch sử Toàn cầu PGS.TS Trần Thiện Thanh
  1.  
Nguyễn Anh Nhật Trân 20030081
(K65 LS)
Cảng Thanh Hà - vai trò trong thương mại và quân sự LSVN Cổ trung đại TS. Đỗ Thị Thùy Lan
  1.  
Lê Thế Thái 20030888
(K65 LS)
Bước đầu tìm hiểu về trang phục lên đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu VHH và LSVH VN TS. Nguyễn Thị Hoài Phương
  1.  
Phạm Trường Thành 21030901
(K66 LS)
Trương Minh Giảng (1792-1841) - Từ Trấn Tây tướng quân đến nấm mồ hoang lạnh LSVN Cổ trung đại ThS. Bùi Thị Bích Ngọc
  1.  
Vũ Ngọc Trâm 21030132
(K66 LS)
Những dấu ấn sớm của văn hóa Ấn Độ ở miền Trung Việt Nam Khảo cổ học TS. Nguyễn Hữu Mạnh
  1.  
Trần Ngọc Thanh Tâm 19030953
(K64 LS)
So sánh hoạt động giao thương của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Đông Ấn Anh ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII Lịch sử Toàn cầu GS.TS Nguyễn Văn Kim
  1.  
Trần Mai Đức Triều 19030976
(K64 LS)
Quan hệ thương mại giữa đế chế Mogul và Đông Nam Á trong thế kỷ XVI-XVII Lịch sử Toàn cầu GS.TS Nguyễn Văn Kim
  1.  
Hoàng Thị Bích Ngọc 19030930
(K64 LS)
Về phong tục kéo vợ của tộc người H'mong huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
VHH và LSVH VN
ThS. Nguyễn Bảo Trang
 
PGS.TS Đặng Hồng Sơn và PGS.TS Phạm Văn Thủy trao Giải Khuyến khích cho các Tác giả Báo cáo

Giải Ba: Gồm 03 báo cáo
Stt Họ và tên Mã SV/ Lớp khóa học Tên Đề tài Chuyên ngành GV Hướng dẫn
  1.  
Nguyễn Hương Giang 20032519
(K65 VH)
 
Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Đông - Tây cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 (trường hợp các nghiên cứu tín ngưỡng Việt của học giả Léopold Cardière) Văn hóa học TS. Đỗ Thị Hương Thảo
Nguyễn Hải Bình 20032511
(K65 VH)
  1.  
Trần Minh Châu 21030125
(K66 LS)
Vấn đề Nội hôn nhà Trần dưới góc nhìn lịch đại LSVN Cổ trung đại TS. Đỗ Thị Thùy Lan
  1.  
Nguyễn Thành Đạt 21030126
(K66 LS)
Sự chuyển dịch mô hình từ làng buôn sang làng buôn kết hợp với khoa bảng từ thế kỷ XVII đến XIX - Trường hợp nghiên cứu làng Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh LSVN Cổ trung đại TS. Đỗ Thị Hương Thảo
 
 
PGS.TS Đặng Hồng Sơn và PGS.TS Phạm Văn Thủy trao Giải Ba cho các Tác giả Báo cáo
PGS.TS Đặng Hồng Sơn và PGS.TS Phạm Văn Thủy trao Giải Ba cho các Tác giả Báo cáo

Giải Nhì: Gồm 02 báo cáo
Stt Họ và tên Mã SV/ Lớp khóa học Tên Đề tài Chuyên ngành GV Hướng dẫn
  1.  
Chử Đình Tuân 21030913
(K66 LS)
Hải quân Mông - Nguyên trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba (1287-1288) Khảo cổ học TS. Nguyễn Hữu Mạnh
  1.  
Đỗ Thành Long 19030919
(K64 LS)
Hồ Chí Minh với truyền thông chính trị của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945 - 19/12/1946) LSVN Cận hiện đại TS. Hoàng Thị Hồng Nga
 
PGS.TS Đặng Hồng Sơn và PGS.TS Phạm Văn Thủy trao Giải Nhì cho các Tác giả Báo cáo

Giải Nhất: Gồm 02 báo cáo:
Stt Họ và tên Mã SV/ Lớp khóa học Tên Đề tài Chuyên ngành GV Hướng dẫn
  1.  
Nguyễn Ngọc Bách 20030799
(K65 LS)
Đế chế Srivijaya trong hệ thống thương mại quốc tế (thế kỷ VIII-XI) Lịch sử Toàn cầu GS.TS Nguyễn Văn Kim
  1.  
Phạm Thị Ngọc Anh 21030846
(K66 LS)
Dịch bệnh đầu thế kỷ XIX ở Việt Nam - Hiện trạng và đương đầu LSVN Cổ trung đại ThS. Bùi Thị Bích Ngọc
 
GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim trao Giải Nhất cho các Tác giả Báo cáo

Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2021-2022 kết thúc trong sự hân hoan, phấn khởi của Thầy trò Khoa Lịch sử. Đây là năm thứ hai liên tiếp có sinh viên năm thứ nhất đạt thứ hạng cao trong một kỳ nghiên cứu khoa học. Những nỗ lực học tập, nghiên cứu của các Bạn đã cho thấy dịch bệnh, khó khăn hay những bỡ ngỡ của các “chiếu mới” 2K2, 2K3… không thể ngăn cản niềm đam mê và những “quả ngọt” bước đầu trên con đường khoa học của sinh viên Khoa Lịch sử. 
 
Thầy trò chụp ảnh lưu niệm kết thúc Hội nghị
 

TS. Đỗ Thùy Lan, PGS.TS Phạm Văn Thủy 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây