Chính sách trên là của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Thời gian xét tuyển thẳng: từ 8h00 ngày 22/2 đến 17h00 ngày 8/4. Chính sách này được áp dụng cho 44 ngành đào tạo.
Cụ thể: cử nhân bằng Giỏi các ngành: Báo chí, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế, Truyền thông đại chúng… được tuyển thẳng học Cao học ngành: Quản trị Báo chí Truyền thông, Báo chí (định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng).
Cử nhân ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn đạt bằng Giỏi được xét tuyển thẳng vào Cao học ngành Văn học. Cử nhân ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, ngành Du lịch, ngành Quản trị khách sạn hay Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đạt bằng Giỏi đều được xét tuyển thẳng vào Cao học ngành Du lịch. Cử nhân bằng Giỏi ngành Khoa học Quản lý, Chính trị học, Luật được tuyển thẳng ngành Chính sách công.
Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) - cho biết: lần đầu tiên nhà trường áp dụng chính sách: sinh viên bằng Khá vẫn được tuyển thẳng lên Cao học.
Theo đó, 8 ngành đào tạo của Trường được kiểm định bởi tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN- QA, ABET...) và các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ GD&ĐT công nhận, cho phép sinh viên chính quy ngành đúng, hạng Khá trở lên được xét tuyển thẳng Cao học. Cụ thể, 8 ngành gồm: Văn học, Tâm lý học, Xã hội học, Chính trị học, Lịch sử, Việt Nam học, Quốc tế học, Lưu trữ học.
Cũng bắt đầu từ năm 2022, lần đầu tiên sinh viên nghiên cứu khoa học được trực tiếp cộng điểm thưởng nghiên cứu khoa học vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa để xét tuyển thẳng, với mức điểm cộng cho nghiên cứu khoa học như sau:
Đạt giải thưởng cấp ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc cấp Bộ GD&ĐT: giải nhất 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.
Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.
Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm.
Năm 2022 cũng là năm đầu tiên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) áp dụng chính sách mới trong tuyển sinh bậc tiến sỹ. Theo đó, nhà trường xem xét miễn học phí cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc; đồng thời, đề nghị ĐH Quốc gia Hà Nội cấp học bổng tối đa 100 triệu đồng/người/năm (12 tháng) theo kết quả học tập, nghiên cứu trong thời gian đào tạo chuẩn. Thực tập sinh được xét cấp học bổng tối đa 120 triệu đồng/người/năm (12 tháng).
Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục tuyển sinh đào tạo tiến sỹ theo Đề án 89 của Bộ GD&ĐT, với 12 ngành gồm: Báo chí học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Đông Nam Á học, Khảo cổ học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, Quan hệ quốc tế, Quản lý khoa học và công nghệ, Tâm lý học và Xã hội học.
Theo Đề án 89, các nghiên cứu sinh đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam được cấp học phí; sinh hoạt phí; kinh phí thực tập, tham gia hội thảo ở nước ngoài. Nghiên cứu sinh đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài được cấp học phí; sinh hoạt phí; bảo hiểm y tế; vé máy bay một lượt đi và về; phí đi đường (1 lượt đưa đón ở sân bay về nơi ở lúc bắt đầu và kết thúc khóa học); khen thưởng; hỗ trợ một phần rủi ro bất khả kháng, phí chuyển, nhận tiền qua ngân hàng và các loại phí bắt buộc khác theo quy định của cơ sở tiếp nhận.
Minh Phong
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/lan-dau-tien-ap-dung-nhieu-chinh-sach-ve-xet-tuyen-thang-sau-dai-hoc-q5qfokE7R.html
Nguồn tin: https://giaoducthoidai.vn
Ý kiến bạn đọc
Chủ nhật - 19/01/2025 14:01
Chủ nhật - 19/01/2025 12:01
Thứ bảy - 18/01/2025 15:01
Thứ bảy - 18/01/2025 09:01
Thứ sáu - 17/01/2025 13:01