“Vì vậy, các bạn đừng nghĩ rằng là ngành học của chúng ta hàn lâm, lý thuyết mà không thể khởi nghiệp được. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy nhiều doanh nhân trên thế giới đều khởi nghiệp trong lĩnh vực chúng ta đang học. Ví dụ như ngành Báo chí, những ‘ông trùm’ về truyền thông, báo chí đều là những doanh nhân thành đạt”, shark Hưng nói thêm.
Doanh nhân sinh năm 1972 nhấn mạnh, những dịch vụ liên quan đến báo chí, phát thanh truyền hình là những dịch vụ xã hội rất cần, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và cả cộng đồng: “Tôi nghĩ, đây là những dịch vụ mà xã hội không những cần, mà là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và cộng đồng”.
Theo Shark Hưng, lĩnh vực càng ít người theo học, càng đặc thù lại càng tiềm năng cho khởi nghiệp. Lý do là bởi sự cạnh tranh thấp hơn, tạo điều kiện cho những người dấn thân có nhiều lợi thế phát triển. Do đó, sinh viên khởi nghiệp trong những lĩnh vực đặc thù như Khoa học xã hội và Nhân văn sẽ có cơ hội rộng mở hơn.
Tầm quan trọng của trí thông minh cảm xúc
Shark Hưng đánh giá, sinh viên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn có nhiều tiềm năng để khởi nghiệp bởi họ có khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp tốt và kiến thức xã hội. Đặc biệt, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của EQ - trí thông minh cảm xúc - một điểm mạnh nổi trội của sinh viên Khoa học Xã hội và Nhân văn. Doanh nhân 52 tuổi chia sẻ: "Trong các buổi phỏng vấn, tôi thường đặt ra một số câu hỏi để đánh giá EQ của ứng viên, quan sát cách họ xử lý tình huống, mức độ nhạy cảm và khả năng thấu cảm với người đối diện. Kỹ năng này giúp các bạn truyền đạt thông điệp hiệu quả, tạo sự hài lòng và thuyết phục đối tác, đây cũng chính là điểm mạnh của sinh viên Khoa học Xã hội và Nhân văn."
Bài học thứ hai Shark Hưng chia sẻ để giảm thiểu rủi ro trong khởi nghiệp là kế thừa kinh nghiệm và tri thức từ người đi trước. Ông nhận định nhiều bạn trẻ khởi nghiệp hiện nay mắc phải sai lầm là giấu ý tưởng vì sợ bị sao chép:
“Nếu chỉ ‘hé’ ra mà người khác đã bắt chước được, chứng tỏ ý tưởng đó quá dễ dàng và không có gì đặc biệt.”, doanh nhân 52 tuổi nhận định. Do đó, mỗi bạn trẻ cần ủ ấp, vun đắp ý tưởng của mình và có kế hoạch khoa học để hoạch định ước mơ trong vòng 1-2 năm. Trong thời gian đó, sinh viên nên trau dồi kiến thức bằng cách đi tìm hiểu, khảo sát và lắng nghe ý kiến từ chuyên gia và những người trong ngành.
Bài học thứ ba chia sẻ để giảm thiểu rủi ro trong khởi nghiệp là không nên ôm ấp ý tưởng một mình. Ông cho rằng nhiều bạn trẻ khởi nghiệp hiện nay thường ảo tưởng về ý tưởng của mình, muốn "làm tất ăn cả", nhưng khi thất bại, họ lại phải gánh chịu hậu quả một mình.
Doanh nhân gốc Hải Dương nhấn mạnh rằng trong những ngày đầu khởi nghiệp, mỗi người cần tìm cho mình một người cộng sự để chia sẻ thành công, thất bại và bù đắp cho những thiếu sót của đối phương: “Người cộng sự tốt sẽ là người đồng hành, động viên, khuyến khích và chia sẻ sự cô đơn trong những ngày đầu khởi nghiệp”, ông cho biết thêm.
Nguồn: svvn.tienphong.vn
Nguồn tin: https://svvn.tienphong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chủ nhật - 17/11/2024 17:11
Thứ bảy - 16/11/2024 17:11
Thứ sáu - 15/11/2024 15:11
Thứ sáu - 15/11/2024 14:11
Thứ sáu - 15/11/2024 08:11