PGS.TS TỐNG TRUNG TÍN TIẾP TỤC LÀM CHỦ TỊCH HỘI KHẢO CỔ HỌC VIỆT NAM

Thứ bảy - 29/03/2025 13:37
PGS.TS Tống Trung Tín tái đắc cử chức Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam nhiệm kỳ 4 (2025 - 2030)
Ngày 28.3, Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức đại hội nhiệm kỳ 4 (2025 - 2030). Kết thúc đại hội, PGS.TS Tống Trung Tín tái đắc cử chức Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam. Đại hội cũng bầu 8 phó chủ tịch. Trong đó, PGS.TS Bùi Văn Liêm kiêm Tổng thư ký; các phó chủ tịch còn lại gồm: PGS.TS Bùi Chí Hoàng, TS Phan Thanh Hải, TS Nguyễn Văn Sơn, TS Nguyễn Văn Đoàn, TS Hà Văn Cẩn, TS Nguyễn Khánh Trung Kiên, PGS.TS Đặng Hồng Sơn.

tinkco 1743164595609423958287

PGS-TS Tống Trung Tín

ẢNH: NGỮ THIÊN

Đại hội cũng bầu ra Ban chấp hành Hội Khảo cổ học Việt Nam gồm 31 người. Ban Kiểm tra gồm 5 người.

Nhìn lại nhiệm kỳ 3 (2020-2025), Hội Khảo cổ học Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ nhà nước, cụ thể là Quỹ Khoa học công nghệ quốc gia và biên soạn quốc sử giao là chủ trì biên soạn cuốn Lịch sử Việt Nam tập 2, nghiệm thu cấp quốc gia 2021. Năm 2024, nghiên cứu "Lịch sử Việt Nam thời đại Hùng Vương dựng nước" được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

z6452315663258 a92e47b9b9d9cfc2fceb2c304fdd6d77 1920x897

Hình ảnh các đại biểu tham dự Đại hội
Nguồn: Tạp chí Đông Nam Á (online)


Hội Khảo cổ học Việt Nam làm hồ sơ UNESCO

Cũng trong nhiệm kỳ 3, Hội Khảo cổ học Việt Nam có nhiều nghiên cứu hợp tác hoặc đấu thầu. Trong số này, có những nghiên cứu liên quan đến di sản văn hóa thế giới. Đó là: đánh giá giá trị khảo cổ học khu vực di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc. Từ đó, phát hiện làm rõ các dấu tích kiến trúc Trúc Lâm thời Trần, làm tăng gấp bội giá trị nổi bật toàn cầu cho khu vực di tích Yên Tử. Năm 2024 - 2025, Hội đã cùng 2 đơn vị khác hoàn thành hồ sơ Quần thể di tích và danh thăng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc trình UNESCO xem xét công nhận là di sản thế giới.

 

maidanguom 17431649760021235762534
 

Mái đá Ngườm với địa tầng khảo cổ học cổ nhất từ trước tới nay

ẢNH: SƠN NGUYỄN

Với công tác bảo tồn di tích, khảo cổ học, Hội Khảo cổ học Việt Nam đã cử 2 thành viên tham gia Ban biên soạn luật Di sản văn hóa sửa đổi bổ sung 2024. Thành viên của Hội đã góp ý dự thảo luật bằng văn bản 18 vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác khảo cổ học.

Về hợp tác quốc tế, Hội Khảo cổ học Việt Nam có chi hội Viện Khảo cổ học phối hợp với chuyên gia Canada khai quật ngoại thành kinh đô Hoa Lư tại khu vực chùa Bà Ngô, phối hợp với chuyên gia Úc khai quật mái đá Ngườm (Thái Nguyên). Chi hội Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp cùng Viện nghiên cứu di sản văn hóa biển Hàn Quốc khảo sát thuyền truyền thống của các cộng đồng dân tộc Việt Nam ở miền Trung, Tây nguyên, Tây Bắc. Chi hội Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản phân tích niên đại 60 mẫu tại nhiều di tích Ba Thê - Óc Eo.

 

nhabovang 17431651821181626071170
 

Hội Khảo cổ học có nhiều nghiên cứu văn hóa Óc Eo

ẢNH: VIỆN KHẢO CỔ



Đặc biệt, Hội Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với chi hội Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội viết báo cáo tình trạng bảo tồn, báo cáo đánh giá tác động và đề xuất kế hoạch bảo tồn, diễn giải khu di sản trong tầm nhìn dành cho nhiều năm tới với đoàn kiểm tra liên ngành UNESCO, Tổng giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới tại Hoàng thành Thăng Long và tại Paris. Báo cáo đã được UNESCO chấp nhận.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Nguồn tin: https://thanhnien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây