Thuyết trình khoa học: Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương

Thứ năm - 26/05/2022 07:05
PGS. TS. Gerard Sasges là một chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á cận hiện đại. Ông hiện đang giảng dạy tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Các nghiên cứu của ông tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố bao gồm khoa học kỹ thuật, xã hội, chính trị và môi trường.
Thuyết trình khoa học: Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương
THUYẾT TRÌNH KHOA HỌC:
ĐỘC QUYỀN RƯỢU VÀ CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG
THỜI GIAN: 8h30 Thứ 5, mùng 2 tháng 6 năm 2022
ĐỊA ĐIỂM: Phòng Multimedia,
Bảo tàng Nhân học, tầng 3 nhà D,
Trường ĐHKHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi

NỘI DUNG:
Bức tranh hoạt họa từ năm 1930 khiến chúng ta gợi nhớ đến chế độ độc quyền sản xuất và bán rượu dưới thời thuộc địa: đó là một trong những thể chế bóc lột và đáng ghét nhất của chế độ thực dân. Và hơn thế nữa. Sở Thuế quan (nhà Đoan) kiểm soát dân cư và khẳng định quyền cai trị của thực dân Pháp. Doanh thu của ngành bán rượu được đầu tư cho các cơ sở hạ tầng quan trọng. Lợi nhuận thuộc về Hiệp hội các lò rượu Pháp ở Đông Dương (Société Française des Distilleries de l’Indochine, SFDIC) do Pháp đầu tư đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa các ngành sản xuất gạo, rượu và thậm chí cả nước mắm. Hàng trăm nghìn người Việt Nam có giấy phép bán hoặc phân phối rượu, chẳng hạn như Trương Văn Bền. Ông đã trở nên giàu có và đầu tư vào thương mại và công nghiệp bản địa. Việc hình sự hóa hoạt động sản xuất và tiêu thụ rượu đã khiến thị hiếu của người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm mới như rượu vang, sâm panh và rượu whisky. Các công trình nghiên cứu khoa học về ngành sản xuất rượu thậm chí còn đóng góp vào những tiến bộ cơ bản trong hóa học và hiện đại hóa ngành công nghiệp rượu trên toàn cầu. Nghiên cứu ngành công nghiệp rượu ở Việt Nam thời thuộc địa góp phần làm sáng tỏ chính sách cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Đồng thời, đó cũng là một phần của quá trình biến đổi kinh tế và khoa học kỹ thuật toàn cầu do chủ nghĩa tư bản thúc đẩy - quá trình vẫn đang tiếp tục diễn ra ngày hôm nay.

DIỄN GIẢ:
PGS. TS. Gerard Sasges là một chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á cận hiện đại. Ông hiện đang giảng dạy tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Các nghiên cứu của ông tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố bao gồm khoa học kỹ thuật, xã hội, chính trị và môi trường.

PGS. TS. Gerard Sasges là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử văn hóa Việt nam như:
1) It’s a Living: Work and Life in Vietnam today, National University of Singapore Press, 2013.
2) Imperial Intoxication: Alcohol and the Making of Colonial Indochina, University of Hawaii Press, 2017
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây