Hội thảo khoa học “Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”

Thứ hai - 27/12/2021 12:23
Sáng 25-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ để “Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”.
Hội thảo khoa học “Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”
Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường, nay thuộc xã Thuận Minh và xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, là trung tâm chính trị trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nhà Lê Trung Hưng (từ năm 1546 đến 1593), trước khi chuyển về Thăng Long; có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp Trung hưng nhà Lê nói riêng và dân tộc Đại Việt nói chung. Các nhà nghiên cứu Lịch sử thường ít quan tâm đến kinh đô Vạn Lại – Yên Trường. Cho đến giữa thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI chưa có bộ thông sử nào thực sự quan tâm và có đầu tư nghiên cứu một cách bài bản về kinh đô Vạn Lại – Yên Trường. Từ những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, các chuyên gia về Lịch sử, Địa lý, Văn hóa dân gian của Thanh Hóa đã tổ chức nghiên cứu một cách tổng thể các nguồn tư liệu và kết hợp điều tra khảo sát thực địa và trình bày về kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong một số ấn phẩm.

Năm 2021, nhận thức được vị trí và vai trò của Hành cung Vạn Lại - Yên Trường trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nhà Lê Trung Hưng, được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ học di tích Hành cung Vạn Lại - Yên Trường nhằm phát hiện, nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trò, quy mô, kiến trúc của Hành cung trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nhà Lê Trung Hưng; cung cấp tư liệu phục vụ tổ chức hội thảo khoa học “Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”  và công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa Hành cung Vạn Lại - Yên Trường trong các định hướng quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Trước khi Hội thảo Khoa học “Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê” diễn ra, đã có hoạt động báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học trong đó nhiều hiện vật được trưng bày và có sự thảo luận sôi nổi về kết quả khai quật của các nhà khoa học tại hội trường UBND xã Thuận Minh, Vạn Xuân, Thanh Hóa. Kết quả của các đợt thăm dò, khai quật khảo cổ học (do Khoa Lịch sử, ĐHKHXH&NV thực hiện) đã trở thành nguồn tài liệu quan trọng. Nguồn tài liệu này đặt trong sự kế thừa, đối chiếu trong thư tịch, chính sử cũ, trong tri thức bản địa cùng kết quả nghiên cứu gần đây của các cơ quan khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử trung ương, địa phương đã góp phần giúp các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, di sản phác thảo về diện mạo Vạn Lại - Yên Trường, từ vị trí địa lý, môi trường, cảnh quan, quy mô kiến trúc...; phân tích cơ sở thiết chế, so sánh, đối chiếu nguồn dữ liệu đa ngành và khuyến nghị nên thống nhất nhận thức và tên gọi là kinh đô Vạn Lại-Yên Trường. Đồng thời, đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai nhằm kiểm chứng, làm sáng rõ giá trị di sản phục vụ bảo tồn, phát huy di tích.

Dự hội thảo có các nhà nghiên cứu khoa học đại diện cho Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Khảo cổ học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Sử học và Viện nghiên cứu Hán Nôm; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Thay mặt các đơn vị chủ trì hội thảo, GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá hội thảo được chuẩn bị bài bản, công phu, bắt đầu từ đề xuất của Thanh Hóa và giới sử học cùng mong muốn nhìn nhận khách quan, toàn diện, công bằng, trung thực về triều Lê Trung hưng. Trong thời gian tới, cần mở rộng thêm các hoạt động thăm dò, khai quật khảo cổ học, thu nhập chứng cứ liên quan làm cơ sở xây dựng hồ sơ xếp hạng từng di tích cụ thể, hướng tới xếp hạng quần thể di tích kinh đô Vạn Lại - Yên Trường ở cấp cao hơn.
1 (2)
 
1 (3)

 
1 (1)
 
1 (4)
 
1 (6)
 
1 (7)
 
2 (1)
 
2 (3)
 
2 (2)
TS. Hồ Thị Liên Hương (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây