Tái bản cuốn sách “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX”

Tái bản cuốn sách “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX”

 21:14 03/08/2023

Cuốn sách vừa được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản sau 10 năm ra mắt bạn đọc. Đây là kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học mã số QG.04.17 dày 425 trang, gồm 7 chương. Chương mở đầu đề cập đến bối cảnh lịch sử của Đông Á trước nguy cơ xâm thực của tư bản phương Tây. Bốn chương tiếp theo phân tích các cuộc cải cách điển hình ở Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc và Việt Nam. Riêng Nhật có thêm chương về Giáo dục thời Minh Trị. Chương cuối tổng kết những đặc điểm và kinh nghiệm của phong trào.
Sách: "Việt nam - Truyền thống kinh tế văn hóa biển"

Sách: "Việt nam - Truyền thống kinh tế văn hóa biển"

 20:06 03/08/2023

Hòa nhịp với xu thế và những phát triển chung của giới nghiên cứu trong nước, quốc tế, trong thời gian qua, Nhóm Nghiên cứu Thương mại châu Á (Nhóm NCTMCA) và các giảng viên Bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu về truyền thống khai thác biển, văn hóa biển, thương mại biển, lịch sử bang giao và quá trình đấu tranh, xác lập chủ quyền biển đảo của dân tộc ta trong lịch sử. Cuốn sách: "Việt Nam - Truyền thống kinh tế văn hóa biển" do PGS. TS Nguyễn Văn Kim và TS. Nguyễn Mạnh Dũng đồng chủ biên...
Hệ thống cảng thị trên sông Đàng Ngoài: Lịch sử ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (TS. Đỗ Thị Thùy Lan)

Hệ thống cảng thị trên sông Đàng Ngoài: Lịch sử ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (TS. Đỗ Thị Thùy Lan)

 15:23 03/08/2023

Ngoại thương Việt Nam trước thời Cận đại là một chủ đề từ lâu đã rất ít được các nhà Sử học Việt Nam quan tâm. Một vài công trình khả dĩ có thể kể ra như Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời Lê Mạt (của Vương Hoàng Tuyên, Nxb. Văn Sử Địa, 1959); Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX (của Thành Thế Vỹ, Nxb. Sử học, 1961)… thì cũng đã có tuổi đến trên nửa thế kỷ. “Khoảng trống” này có thể được lý giải bởi sự chia sẻ quan tâm của các nhà nghiên cứu cho các chủ đề lịch sử chống ngoại xâm, lịch sử quân sự, lịch sử phong trào nông dân và làng xã cổ truyền; nhưng quan trọng hơn, đó là sự thiếu hụt các nguồn tư liệu nguyên gốc, chỉ có thể được khai thác trong bối cảnh đất nước mở cửa, đổi mới và hội nhập từ sau năm 1986 trở lại đây.
20230802 083539 327 W1228xH992 chrome

Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản năm 2023

 08:00 02/08/2023

Nhằm tiến tới thực hiện mục tiêu cá thể hóa hoạt động đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ trương hỗ trợ trực tiếp hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của sinh viên các ngành khoa học cơ bản, trong đó có ngành Lịch sử.
(VHNA) Những nghiên cứu của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế về các nhân vật lịch sử Văn hoá Việt Nam

(VHNA) Những nghiên cứu của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế về các nhân vật lịch sử Văn hoá Việt Nam

 08:13 24/02/2023

Tưởng nhớ 10 năm ngày mất của Nhà giáo ưu tú, PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế (1954 - 2013) - Cố chủ nhiệm Khoa Lịch sử, trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, (Đại học Quốc gia Hà Nội), Văn hoá Nghệ An xin được trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Quang Hà (Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội) nhìn lại một vài khía cạnh về những đóng góp của nhà Sử học Nguyễn Hải Kế đối với sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây