Kết quả Hội nghị Nghiên cứu Khoa học Sinh Viên Khoa Lịch sử năm Học 2023-2024

Kết quả Hội nghị Nghiên cứu Khoa học Sinh Viên Khoa Lịch sử năm Học 2023-2024

 20:16 27/04/2024

Ngày 22.4.2024, Khoa Lịch sử đã tổ chức thành công Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên với 20 báo cáo khoa học đầy sáng tạo và tâm huyết với sự tham gia của 24 sinh viên tài năng. Hội nghị không chỉ là một sân chơi học thuật mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện năng lực nghiên cứu và sáng tạo.
Nhớ Thầy – Giáo sư Sử học, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê

Nhớ Thầy – Giáo sư Sử học, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê

 01:11 08/03/2024

Ngày 23/2/2024, đúng 90 năm Ngày sinh của Giáo sư Sử học, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, gia đình và đông đảo thế hệ học trò của Thầy ở khắp mọi miền Tổ quốc đã tề tựu về Trường ĐHKHXH&NV (tiền thân là trường ĐH Tổng hợp Hà Nội - nơi Thầy đã gắn bó nhiều năm trong cuộc đời giảng dạy, nghiên cứu khoa học) để cùng ôn lại những kỉ niệm sâu sắc và kính nhớ về Thầy.
Giới học giả Việt-Pháp thảo luận về tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế thế kỷ XX-XXI

Giới học giả Việt-Pháp thảo luận về tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế thế kỷ XX-XXI

 14:16 29/02/2024

Ngày 20/2/2024, Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế thế kỷ XX-XXI: Từ góc nhìn của giới học giả Việt Nam và Pháp” đã được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hội thảo Khoa học “Các loại hình thuyền và phương thức sử dụng thuyền trong lịch sử Việt Nam”

Hội thảo Khoa học “Các loại hình thuyền và phương thức sử dụng thuyền trong lịch sử Việt Nam”

 23:02 30/12/2023

Ngày 29/12/2023, Hội thảo Khoa học “Các loại hình thuyền và phương thức sử dụng thuyền trong lịch sử Việt Nam” do Nhóm nghiên cứu mạnh Biển và Thương mại châu Á, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức đã diễn ra. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, tham dự của nhiều chuyên gia nghiên cứu, nhà khoa học hàng đầu về các lĩnh vực.
Toạ đàm và giới thiệu sách: "Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII"

Toạ đàm và giới thiệu sách: "Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII"

 17:32 09/09/2023

Trân trọng thông báo và kính mời Quý Thầy Cô, anh chị em Sinh viên, Học viên, Nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử và Quý vị quan tâm tới tham dự buổi toạ đàm và giới thiệu sách: "Luật và Xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII". Buổi toạ đàm này hứa hẹn sẽ mang đến cho quý vị một cái nhìn sâu sắc về xã hội và pháp luật Việt Nam qua hai thế kỷ. Các diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực này - GS. Insun Yu và GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc sẽ chia sẻ kiến thức và góc nhìn chuyên môn của mình về đề tài. Buổi toạ đàm sẽ được điều phối bởi TS. Đỗ Thị Thuỳ Lan, một nhà khoa học, một chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử liên quan.
Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trên Báo chí tiếng Việt ở nước ta đầu thế kỷ XX (GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Lương Thụy Lan Hương)

Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trên Báo chí tiếng Việt ở nước ta đầu thế kỷ XX (GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Lương Thụy Lan Hương)

 01:17 12/08/2023

Trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS Nguyễn Văn Khánh và Lương Thụy Lan Hương trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 446, số tháng 6 năm 2013.
"Vài nhận xét về ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời Lý – Trần" (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử)

"Vài nhận xét về ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời Lý – Trần" (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử)

 23:05 11/08/2023

Ttrân trọng giới thiệu bài "Vài nhận xét về ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời Lý Trần" trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 52, số tháng 7 năm 1963.
Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê – Đôi lời bàn thêm về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và cung thành (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc)

Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê – Đôi lời bàn thêm về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và cung thành (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc)

 21:47 11/08/2023

Trân trọng giới thiệu bài viết "Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê – Đôi lời bàn thêm về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và cung thành" của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
Cấu trúc quyền lực ở Việt Nam sau cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 và vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng tháng Tám (GS.TS Phạm Hồng Tung)

Cấu trúc quyền lực ở Việt Nam sau cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 và vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng tháng Tám (GS.TS Phạm Hồng Tung)

 21:29 11/08/2023

Từ khoảng 25 năm lại đây, trong nghiên cứu về lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và ở nước ngoài bỗng nhiên nảy ra một vấn đề “khoảng trống quyền lực” gây ra một số cuộc tranh luận khá sôi nổi. Sở dĩ vấn đề này được giới nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm là vì nó gợi ra một cách hiểu mới về vấn đề thời cơ trong Cách mạng tháng Tám, và do vậy, nó cũng liên quan đến cách luận giải về nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS. Phạm Hồng Tung về vấn đề này.
Xác định địa điểm Đông Bộ Đầu (Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán)

Xác định địa điểm Đông Bộ Đầu (Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán)

 15:47 10/08/2023

Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Website Khoa Lịch sử giới thiệu các nghiên cứu tiêu biểu về lịch sử - văn hoá Thủ đô hơn nửa thế kỷ qua, trong đó một phần đóng góp to lớn thuộc về các cán bộ Khoa Sử, với những gương mặt tiêu biểu như Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê...
Góp thêm tài liệu về việc định đô Thăng Long và về gốc tích Lý Thường Kiệt (Vũ Tuấn Sán)

Góp thêm tài liệu về việc định đô Thăng Long và về gốc tích Lý Thường Kiệt (Vũ Tuấn Sán)

 15:19 10/08/2023

Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Website Khoa Lịch sử giới thiệu các nghiên cứu tiêu biểu về lịch sử - văn hoá Thủ đô hơn nửa thế kỷ qua, trong đó một phần đóng góp to lớn thuộc về các cán bộ Khoa Sử, với những gương mặt tiêu biểu như Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê...
Cổ Loa: một không gian lịch sử – văn hoá (Địa chí Cổ Loa, Nxb Hà Nội, 2007)

Cổ Loa: một không gian lịch sử – văn hoá (Địa chí Cổ Loa, Nxb Hà Nội, 2007)

 15:03 10/08/2023

Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Website Khoa Lịch sử giới thiệu các nghiên cứu tiêu biểu về lịch sử - văn hoá Thủ đô hơn nửa thế kỷ qua, trong đó một phần đóng góp to lớn thuộc về các cán bộ Khoa Sử, với những gương mặt tiêu biểu như Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê...
Phát hiện khu lò đúc mũi tên đồng trong thành nội Cổ Loa (PGS. TS. Phạm Minh Huyền, TS. Lại Văn Tới,…)

Phát hiện khu lò đúc mũi tên đồng trong thành nội Cổ Loa (PGS. TS. Phạm Minh Huyền, TS. Lại Văn Tới,…)

 14:52 10/08/2023

Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Website Khoa Lịch sử giới thiệu các nghiên cứu tiêu biểu về lịch sử - văn hoá Thủ đô hơn nửa thế kỷ qua, trong đó một phần đóng góp to lớn thuộc về các cán bộ Khoa Sử, với những gương mặt tiêu biểu như Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê...
Một số vấn đề về nguồn sử liệu chữ viết (ThS Đinh Thị Thùy Hiên)

Một số vấn đề về nguồn sử liệu chữ viết (ThS Đinh Thị Thùy Hiên)

 14:30 10/08/2023

Sử liệu chữ viết không phải loại nguồn xuất hiện sớm nhất. Trong nghiên cứu về lịch sử loài người trước khi có nguồn văn tự thì dấu vết vật chất và thông điệp bằng lời đã là những nguồn không thể thay thế được.
Lại bàn về chế độ phong kiến Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ)

Lại bàn về chế độ phong kiến Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ)

 01:38 10/08/2023

Vấn đề đã được đặt ra nghiên cứu từ hơn nửa thế kỷ qua và đã được thảo luận, tranh cãi nhiều trong giới các nhà sử học. Tuy nhiên, như Engels nói, lịch sử luôn luôn cần phải viết lại. Thời nào cũng vậy, ôn cũ chính là để biết mới.
“Biển và lục địa – vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung”

“Biển và lục địa – vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung”

 23:16 09/08/2023

Tháng 10/2018, Nhà xuất bản ĐHQGHN đã ra mắt cuốn sách “Biển với lục địa: vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung” do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và GS.TS Nguyễn Văn Kim đồng chủ biên. Cuốn sách là tập hợp 25 bài viết khoa học của 30 tác giả về một mảng lịch sử có vị trí hết sức đặc biệt ở miền Trung mà trước đây chưa có nhiều người quan tâm nghiên cứu một cách bài bản – đó là mối tương tác giữa biển và lục địa thông qua vai trò kết nối của các dòng sông. Xin trân trọng gửi đến bạn đọc lời tựa giới thiệu cuốn sách của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc.
Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu

Vai trò của kinh đô Thăng Long trong quá trình hội nhập toàn cầu

 17:11 09/08/2023

Có hay không một kỷ nguyên toàn cầu hoá trong lịch sử nhân loại giai đoạn cận đại sơ kỳ? Ba thập kỷ nghiên cứu và tranh luận của giới sử học quốc tế đã góp phần phục dựng bức tranh toàn cảnh về một diễn trình hội nhập toàn cầu diễn ra từ sau các phát kiến của Christopher Columbus đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (khoảng 1500 – 1789). Các quốc gia Đông Á, Đại Việt nói riêng, đã hội nhập như thế nào và có vai trò quan trọng đến đâu trong hệ thống trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá toàn cầu thời kỳ đó? Gần một thập niên khai thác và nghiên cứu tương đối hệ thống các nguồn tư liệu phương Tây liên quan đến Đại Việt cho phép khẳng định một cách chắc chắn: Đại Việt – với vai trò nổi bật của Kinh đô Thăng Long – đã có sự hội nhập nhất định vào quá trình toàn cầu hoá cận đại sơ kỳ.
Cuộc chiến nhiệm kỳ của các Tổng thống Hoa Kỳ ở chiến trường Việt Nam (1954-1975)

Cuộc chiến nhiệm kỳ của các Tổng thống Hoa Kỳ ở chiến trường Việt Nam (1954-1975)

 14:57 09/08/2023

Bài nghiên cứu "Cuộc chiến nhiệm kỳ của các tổng thống Hoa Kỳ ở chiến trường Việt Nam (1954-1975)" của PGS.TS. Nguyễn Đình Lê đăng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, số tháng 2-2014, tr. 25-30.
_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây