Cao Xuân Dục với " Viêm giao trưng cổ ký" (PGS.TS Nguyễn Hải Kế)

Thứ năm - 10/08/2023 10:44
Đó là những tháng năm bi tráng bậc nhất của lịch sử Đại Nam cuối thế kỷ XIX, về cơ bản cả nước Việt Nam đã vào tay Pháp, chính quyền Huế thực chất đã trở thành đại lý của Pháp mang khuôn mặt Việt, khi chính quyền Phú Xuân đã trở thành đại lý của chính quyền Pháp mang khuôn mặt Việt.

CAO XUÂN DỤC VỚI “VIÊM GIAO TRƯNG CỔ KÝ”


PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế

 1. Trong lời tựa, Cao Xuân Dục, tác giả Viêm Giao trưng cổ ký (cuốn sách chữ Hán hoàn thành năm 1900, hiện mang ký hiệu HM. 2332 tại Thư viện Hiệp hội Á châu - Societe asiatique Cộng hòa Pháp, đã được Nguyễn Văn Nguyên dịch, giới thiệu, công bố năm 2010) viết: “Nước Việt ta... đến nay đã trải qua hàng trăm ngàn năm. Trong suốt thời gian đó, đã có muôn vàn chuyện kỳ thú về đất về quỷ thần, nhân vật, nhiều điều không thể đếm kể xiết. Những chuyện đó, kẻ làm quan hèn mọn này, mỗi khi đi ra ngoài bắt gặp đều có ghi chép, hiếm nỗi chưa biên tập lại thành sách, âu cũng là một thiếu sót. Những sự kiện thông thường được chép lại trong kinh sử là nhằm duy trì giáo hóa ở đời trong khi những sự tích lạ kể trong truyện ký được tập hợp lại để mở rộng sự hiểu biết. Nhưng cứ để như thế mà tín truyền tín, nghi truyền nghi, sách chép những sự việc quái dị cùng tồn tại lẫn lộn với những ghi lại sự việc có thực, điều đó làm mất đi sự sâu rộng của các kiến thức thu lượm”.

Đặc biệt, Cao Xuân Dục cho biết là có một người “sinh trưởng ở phương Tây. Phải nói là một nhân tài uyên bác của một sứ sở uyên bác, nhiều lần vâng mênh đi sứ nước ta... dấu chân lưu lại khắp chốn núi sông” nước Việt Nam, mà “mỗi lần Ngài đi xe tới bản quán, thường luôn nhắc nhở đến chuyện sưu tầm và bảo tồn vốn cổ” - ấy Léon Jules Pol Boulloche (1855-19...) đang đảm nhận quyền lực cao nhất của Pháp ở Việt Nam - Khâm sứ Trung Kỳ (1898-1900), nên Cao Xuân Dục bèn đem các tài liệu ra biên tập lại, chia thành từng tỉnh, sắp xếp theo từng loại, đặt nhan đề là Viêm Giao trưng cổ ký để làm tài liệu tham khảo cho các bậc quân tử uyên bác bước đầu tìm hiểu về cổ tích nước ta”.

Cao Xuân Dục đã đưa ra phàm lệ với 4 điểm cơ bản khi viết cuốn sách này:

1/ Địa thế nước ta một dải kéo dài theo dãy núi và giáp biển, phàm khắp các núi cao, sông lớn, trong đó nơi nơi đều có những thắng cảnh đẹp không thể kể hết ra được. Trong sách chỉ trích nêu những di tích cổ xưa và kỳ lạ mà thôi”.

2/ Các địa phương và bên ngoài Kinh đô (Huế) đều có dựng những đền, miếu đựơc thờ phụng theo nghi thức nhà nước như miếu thờ (Xã tắc, miếu thờ sông núi, Văn miếu, Võ miếu, miếu Hội đồng...) chỉ nêu ở kinh đô mà thôi, còn ở các tỉnh thì không nên nêu ra nữa để tránh rườm rà.

3/ Tục nước ta coi trọng viêc tế tự thờ phụng Thần Phật nên các địa phương sở tại đều có những đền, miếu. Ở đây chỉ nêu:

+ Những di tích cổ xưa, có sự linh thiêng kỳ dị,

 + hoặc tuy không có gì đặc biệt để lưu truyền nhưng lại có liên quan tới việc tạo dựng của Tiền triều,

+ hoặc là nơi từng được đế vương các triều đại lui tới thăm viếng, ban tặng biển ngạch hay lưu thơ đề vịnh.

 Những di tích còn lại thì xem ở các sách khác.

4/ Đối với các di tích cổ của Tiền triều, bất kể là của tộc Kinh hay thiểu số, so sự tích kỳ dị hay không thì đều nêu ra đầy đủ để bảo toàn vốn cổ

2. Lần đọc Viêm Giao trưng cổ ký, thu hoạch sơ bộ của chúng tôi là:

2.1. Toàn bộ lý do và cách thức biên soạn trên, đã thể hiện qua bản chép tay 84 tờ giấy dó, trong đó “trưng cổ” của đất Viêm Giao đến thời chuyển giao giữa thế kỷ XIX sang XX được sắp xếp, thể hiện thành các loại sau:

STT

Tỉnh

Trưng cổ ký

( 1)

Cổ tích

 

( 2)

Núi, sông

( 3)

Lăng, mộ

( 4)

Điện

 

( 5)

Đàn, đền miếu

( 6)

Chùa, quán

1

Bình Thuận

4

4

 

 

5

1

2

Khánh Hoà

2

3

 

 

2

2

3

Phú Yên

2

2

 

 

2

1

4

Bình Định

4

4

 

 

5

4

5

Quảng Ngãi

5

14

 

 

4

1

6

Quảng Nam

2

5

2

 

1

5

7

Thừa Thiên

1.

5

24

6

16

21

8

Quảng Trị

5

1

 

 

6

4

9

Quảng Bình

3

7

 

 

7

6

10

Hà Tĩnh

7

5

 

 

9

7

11

Nghệ An

8

7

 

 

6

1

12

Thanh Hóa

8

7

21

 

24

12

13

Ninh Bình

10

 

2

 

13

6

14

Hà Nội

14

3

3

 

31

28

15

Nam Định

3

1

 

 

21

2

16

Thái Bình

 

 

 

 

5

 

17

Hưng Yên

3

 

3

 

10

 

18

Hải Dương

8

2

 

 

21

6

19

Hải Phòng

5

3

 

 

8

3

20

Yên Quảng

4

4

 

 

3

3

21

Bắc Ninh

16

8

5

 

27

11

22

Sơn Tây

12

5

3

 

19

4

23

Hưng Hoá

3

6

 

 

5

4

24

Tuyên Quang

5

8

 

 

7

1

25

Lạng Sơn

3

2

 

 

4

3

26

Cao Bằng

3

4

 

 

9

1

27

Thái Nguyên

3

3

 

 

6

1

 

Tổng cộng

149/26

113/24

63/8

6/1

276/27

138/25

Như vậy, mặc dầu một đất nước có “muôn vàn chuyện kỳ thú về đất quỷ thần, nhân vật ...” nhưng để “trưng cổ ký” của đất Viêm Giao năm đó, sách chỉ chép ra:

+ 27 đơn vị hành chính (bao gồm kinh thành Huế thuộc Thừa Thiên và 26 tỉnh mà không ghi chép phần Lục tỉnh từ Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên [1], với 6 mục cơ bản là: Cổ tích, núi sông, lăng tẩm- mộ, điện, đàn - đền - miếu, chùa quán.

+ Trong đó phần đàn, đền, miều có trong 27 đơn vị hành chính, rồi cổ tich, chùa tháp,núi sông, ít nhất là 6 điện chỉ ghi ở kinh thành Huế.

+ Ngoài Thừa Thiên có nhiều lăng mộ nhất 24, còn lại chỉ có 7 tỉnh có ghi lăng mộ là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quang Nam.

+ Tỉnh Thái Bình chỉ có 1 mục Đền miếu, nói cách khác là Thái Bình không có 5 mục cổ tich, núi sông, chùa tháp, lăng - mô, điện

3. Cao Xuân Dục đã tuân thủ, nhất quán các phàm lệ khi biên soạn

* Với phàm lệ đầu tiên. Đúng là, Địa thế nước ta một dải kéo dài theo dãy núi và giáp biển, phàm khắp các núi cao, sông lớn, trong đó nơi nơi đều có những thắng cảnh đẹp không thể kể hết ra được. Trong sách chỉ trích “nêu những di tích cổ xưa và kỳ lạ mà thôi”, chẳng hạn:

Chú thích 1. Những di tich cổ xưa và kỳ lạ (qua mục Cổ tích của Viêm Giao trưng cổ ký)

TỈNH

Thành lũy, trấn lỵ, quân doanh cổ

Cung cũ , dấu tích của vua cũ

Các dầu tích tôn giáo, tín ngưỡng

Dấu tích khác

Bình Thuận

1. Thành Cổ Chiêm Sơn

 

Tháp cổ Chiêm Thành

 

 

2. Phế lũy Cổ Tỉnh

Giếng cổ Phiên vương

 

 

3.Cựu trấn Thuận Thành

 

 

 

Khánh Hóa

4.Phế lũy Chiêm Thành

 

Tháp cổ Thiên Y

 

Phú Yên

5.Phế thành An Nghiệp

 

Tháp cổ Chiêm Thành

 

Bình Định

6.Phế thành Đồ Bàn

 

Tháp cổ Chiêm Thành

 

7.Phế thành An Thành

 

 

 

8.Phế thành Phú Phon

 

Chùa cổ Phụ Nghiêu

 

Quảng Ngãi

9.Phế thành Chu Sa

 

Chùa Cổ Man Tân

 

10.Thành cổ Xuân Quang

 

 

 

11.Đồn cổ Minh Linh

 

 

 

Quảng Nam

12.Thành cổ Hoàn Vương

 

Tháp cổ Chiêm Thành

 

Thừa Thiên

13.Thành cổ vua Chiêm

 

Tháp Dương Lê

 

14.Thành

 

 

 

Quảng Trị

15.Thành cổ Chiêm Thành

 

 

 

16.Thành cổ Hóa Châu

 

Tháp Trung Đan

 

17.Thành cổ Thuận Châu

 

 

 

18.Phế thành Lâm Ấp

 

 

 

19.Phế lũy Lâm Ấp

 

 

 

20.Thành cổ Ninh Viễn

 

 

 

Quảng Bình

21.Phế thành Lâm Ấp

 

 

 

22.Phế lũy Lâm Ấp

 

 

 

23.Thành cổ Ninh Viễn

 

 

 

Hà Tĩnh

24.Thành cổ Lâm Ấp

 

Nhà cổ Quỳnh Viên

 

25.Thành cổ Doanh Châu

 

Đài Trang vương

 

26.Trấn cổ Nghệ An

Lầu cổ Nhuận Hồ

 

 

Nghệ An

27. ThànhVạn An

 

 

Đá Ma Nhai

28.Lũy cổ

 

 

 

29. Thành Bình Ngô

 

 

 

30. Thành Lục Niên

 

 

 

31.Thạch Thành

 

 

 

32.Thành đá Cự Lai

 

 

 

33.Thành cổ Tương Dương

 

 

 

Thanh Hóa

34.Thành nhà Hồ

Cung nhà Hồ

 

Hồ Thuyền đồng

35.Thành cũ Lê Chích

Lam Kinh

 

Động Từ Thức

 

 

 

Động Hồ công

 

 

 

Nhà ở Nghĩa Quốc công

Ninh Bình

36.Cố đô thời Đinh - Lê

 

Tháp cổ núi Dục Thúy

 

37.Thành cũ nhà Hồ

 

Vườn Long Biên

Bến đò Mô

38.Thành Cổ Lộng

 

 

Cảng Lẫm

39.Trấn cổ Vân Sàng

 

 

Kho cổ núi Dục Thúy

40.Sơn doanh Ngọc Lâu

 

 

 

Hà Nội

41.Phế thành Long Biên

 

Đàn Nam Giao

Kho cổ Đặng Xá

42.Phế thành Ô Diên

 

Đàn Xã Tắc cổ thời Lý

Bến cổ Chương Dương

43. Đỗ Sứ quân, đấu đong quân

 

Đàn Tiên Nông, quan canh thời Lê

Lớp học cổ Hoàng Cung

44. Lũy cổ Mi Dương

 

 

Bãi Quần thần

45. Thành nhà Hồ

 

 

Ninh Kiều

 

 

 

Xứ diễn võ

Nam Đinh

46.Thành cổ Cổ Lộng

Cố cung triều Trần

Đỉnh cổ Phổ Minh

 

Hưng Yên

47.Lũy cổ nhà Mạc

 

 

Đầm Nhất dạ

48.Dinh cổ Hiến Nam

 

 

 

Hải Dương

49. Lũy cổ An Nhân

Điện cổ Lạc Thị

 

 

50.Thành cổ Phao Sơn

Điện cổ Lũng Động

 

Nhà cổ Tiều Ẩn

 

 

 

Quán cổ Trung Tân

 

 

 

Vườn cổ Dược Sơn

 

 

 

Lớp dạy cổ của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi

Hải Phòng

51.Lũy cố Tiên Hội

 

Tháp cổ Đồ Sơn

Làng Thiên Lôi

52.Lũy cổ Ngọa Vân

 

 

 

53.Kinh cố Nghi Dương

 

 

 

Yên Quảng

54.Kè đá Kinh Nhiệt

 

 

 

55. Ba toà thành cổ

 

 

 

56.Thành cổ An Bang

 

 

 

56.Thành cổ Mai Phong

 

 

 

Bắc Ninh

58.Thành cổ Xương Giang

Cố cung Bồ Đề

 

Người đá đọc sách

59.Thành Cổ Bát Vạn

Cố cung Phúc Long

 

Bia Xạ Trường

60.Thành cổ Thị Cầu

Cố cung Cổ Bi

 

Bãi lửa Bát Tràng

61.Thành Cổ Loa

Điện cổ Xuân Quan

 

Giếng cổ Minh Châu

62.Thành cổ Điêu Diêu

Cố cung Kim Môn

 

 

63.Thành cổ Lũng Khê

 

 

 

64.Thành cổ Nam Định

 

 

 

Sơn Tây

65.Phế thành An Dương Vương

 

 

Vịnh Nguyễn Gia

66.Phế lũy Trưng Vương

 

 

 

67.Phế thành Kiều Sứ quân

 

 

 

68.Phế thành Đa Bang

 

 

 

69.Phế thành Kiều Công

 

 

 

70.Phế thành Văn Phú

 

 

 

71.Phế thành Tang Lâm

 

 

 

72.Phế thành Dục Mĩ

 

 

 

73.Phế thành Câu Lậu

 

 

 

74.Phế thành Bình Đạo

 

 

 

75.Phê thànhTam Đới

 

 

 

Hưng Hóa

76.Luỹ cổ Ngọc Uyến

Cựu trấn Hưng Hóa

 

 

77.Thành Thuỷ Vĩ

 

 

Bia cổ Hòa An

78.Thành Biếu Gia

 

 

Bia cổ Hoài Trang

Tuyên Quang

79.Phế thành Nghị Lang

 

 

Đình bia Đỗ Chú

80.Phế thành Cát Tường (Bô Thành)

 

 

 

81.Phế thành Bình Ca

 

 

 

82.Phế thành Việt Tĩnh

 

 

 

Lạng Sơn

83.Thành cổ Mai Lăng

 

 

Quỷ Môn quan

84.Thành cổ Ký Giang

 

 

 

Cao Bằng

85.Thành Nà Lữ

 

 

 

86.Thành Phục Hoà

 

 

 

87.Thành cổ nhà Mạc

 

 

 

Thái Nguyên

88.Thành cổ Hanh Sơn

 

 

 

89.Thành cũ nhà Mạc

 

 

 

90.Thành cổ Tượng Sơn

 

 

 

 

* Với Phàm lệ (hay nguyên tắc) thứ 2: đúng là dưới thời Nguyễn, ở các tỉnh, đạo, dù các đàn xã tắc, tiên nông,… phụng thờ theo nghi thức quốc gia đều đã được thông nhất xây dựng – như là một thể thức chung, nhất thế hóa tín ngưỡng, tư tưởng được xây dựng suốt triều Nguyễn (xem chú thích 2.), nhưng “để tránh rườm rà”, Viêm giao trưng cổ ký đã không ghi mà chỉ nêu ở kinh đô nên Thừa Thiên - kinh đô Huế với 16 đàn, đền miếu như đàn Nam Giáo, đàn Xã Tắc, đàn Tiên Nông, các miếu: Lịch đại đế vương, Văn miếu, Võ miếu, miếu Đô thành hoàng, miếu thờ Quốc vuơng Chiêm Thành, thờ Nam Hải Long vương, miếu Quan công.

Chú thích 2. Các đền Xã tắc, Tiên Nông, Thành Hoàng, Hội Đông... ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ

Đền

Thời gian xây dựng (tu bổ, chuyển chỗ vị trí)

 

Trước thời Nguyễn

Thời Gia Long

( Năm thứ . Tỉnh)

Thời Minh Mạng

(Năm thứ. Tỉnh)

Thiệu Trị

(Năm thứ.Tỉnh

Thời Tự Đức

(Năm thứ. Tỉnh )

Không rõ thời

Xã Tắc

 

 

5.Thanh Hóa

13.Bình Định , Khánh Hòa, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Nguyên

14.Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Nam. Quảng Ngãi, Quảng Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng

16. Nam Định

19. Bình Thuận

20. Hà Nội, Hưng Yên

 

18. Phú Yên

 

Tiên Nông

 

 

13. Hải Dương, Thái Nguyên

14.Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Bình, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng

15. Thanh Hóa

16. Nam Định

18. Nghệ An

19. Bình Thuận

20. Hà Nội

21. Hưng Yên

 

 

18 : Phú Yên

 

Sơn xuyên

 

 

5.Bình Định, Bình Thuận

 

 

5. Khánh Hòa, Hưng Yên, Nam Định, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Nguyên, Cao Bằng

6. Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây. Hưng Hoá,Thanh Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn

7. Hà Nội

- Quảng Nam

- Quảng Ngãi (chưa dựng)

Văn Miếu

Hà Nội

Bắc Ninh

Lạng Sơn

1: Bình Định, Phú Yên, Bắc Ninh (tu bổ GiaLong 1. Làm lại Thiệu Trị 4)

2. Nghệ An

4.Thanh Hóa, Quảng Yên

8. Cao Bằng,

Lạng Sơn ( tu bổ lai)

17.Quảng Bình (MinhMạng 19 chuyển chỗ)

? Quảng Nam (Minh Mạng 16 chuyển chỗ)

 

3.Nam Định

4.Hải Dương

5.Phú Yên (chuyển vị trí)

6.Tuyên Quang

11.Hưng Hoá (tu bổ)

13.Thái Nguyên (Thiệu Trị 4 chuyển chỗ)

14. Hà Tĩnh

16.Ninh Bình (nhân Văn miếu của phủ Yên Khánh sửa lại)

19.LạngSơn (chuyển chỗ)

20.Hưng Yên, Quảng Ngãi

7. Sơn Tây (rời đến chỗ hiện nay)

2. Khánh Hòa (tu bổ)

Sơn Tây, Hưng Hoá,

Hội Đồng

 

1 : Bình Định

2. Nghệ An

3. Quảng Ngãi (Minh Mạng 17 tu bổ)

4. Nam Định, Hải Dương, Cao Bằng

9. Lạng Sơn

15. Khánh Hòa

Đầu Gia Long: Quảng Nam. (Minh Mạng 7 chuyển chỗ)

2. Quảng Bình (sửa lại)

8. Bình Thuận

12.Quảng Yên; Sơn Tây (rời đến hiện nay)

13. Thái Nguyên (Thiệu Trị 4 chuyển chỗ)

14. Tuyên Quang

15. Ninh Bình, Hưng Hoá

20. Hưng Yên

21. Bắc Ninh

1. Hà Nội,

3.Nam Định

 

2. Khánh Hòa (tu bổ)

Phú Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Sơn Tây

Thành Hoàng

 

1. Bình Định

3. Nghệ An

Đầu Gia Long: Quảng Nam (Minh Mạng7 xây lại)

2. Quảng Bình (Tự Đức 3 chuyển chỗ)

14. Lạng Sơn

17. Quảng Ngãi

1.Khánh Hòa, Ninh Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Sơn Tây, Tuyên Quang

2.Bình Thuận, Hải Dương, Quảng Yên, Thái Nguyên, Cao Bằng

3. Hưng Hoá

 

Phú Yên

(Nguồn: Đại Nam nhất thống chí[2])

Với Nguyên tắc thứ 3: Có một thực tế như Cao Xuân Dục chỉ ra Tục nước ta coi trọng viêc tế tự thờ phụng Thần Phật nên các địa phương sở tá đều có những đền, miếu. Nhưng ông chỉ ghi trong Viêm Giao trưng cổ ký:

+ Những di tích cổ xưa, có sự linh thiêng kỳ dị,

 + hoặc tuy không có gì đặc biệt để lưu truyền nhưng lại có liên quan tới việc tạo dựng của Tiền triều,

+ hoặc là nơi từng được đế vương các triều đại lui tới thăm viếng, ban tặng biển ngạch hay lưu thơ đề vịnh.

Những di tích còn lại thì xem ở các sách khác

Số các đến thờ, đến miếu các địa phương thỏa mãn những tiêu chí trên chiếm số lượng tuyệt đối lớn nhất trong Viêm giao trưng cổ ký, nhưng rõ ràng là vẫn ít hơn rất nhiều so với những đến miếu chùa quán ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ đến lúc đó. Bản thảo Đại Nam nhất thống chí - khởi soan đời Tự Đức từ sau 1859, cũng có mục đền miếu chùa quán tương tự, cho thấy rõ điều này.

Cho đến năm 1900, sau mấy chục năm sau khi rời quê hương đi thi đỗ, rồi làm quan, kinh qua các địa phương Hà Nội (1883), Bố chánh Hà Nội (1884), Tuần phủ Hưng Yên (1889), Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang (1889), Khâm sai Chủ khảo trường thi Hương Hà Nam (1894), Tổng đốc Định Ninh (1896), nhưng dù là quê hương, hay là nơi am tường hơn cả thì ông vẫn theo tiêu chí này. Chẳng hạn, ngay ở quê hương “chôn rau cắt rốn” Nghệ An (xem Chú thích 3):

Chú thích 3: Đền miếu, chùa quán trong Viêm Giao trưng cổ ký so với Đại Nam nhất thống chí

* Có trong cả hai cuốn

- Chỉ có trong Đại Nam nhất thống chí

 

Đền miều

Chùa quán

1

An Dương Vương *

An Quốc *

2

Mai Hắc Đế *

-Bột Đà

3

Uy Minh vương nhà Lý *

- Hương Lâm

4

Tứ vị thánh nương Càn Hải *

-Linh Vân

5

Liễu Hạnh công chúa*

-Lư Sơn

6

Cao Vương*

Hương Tích * (Viêm Giao ghi sang phần Hà Tĩnh)

7

-Động Gián Hải,

Thiên Tương *

8

-Đặng Quốc công

-Núi Nghèn

9

-Độc Lôi

-Phan Ngoại

10

-Thống Chính

-Tàng Sơn

11

-Nguyễn Quận Công

-Hoa Tàng

12

-Bùi Ngự sử

-Am Dung

13

-Linh Cảm

-Kim Liên

14

 

-Đại Tuệ

Đại Nam nhất thống chí ghi 13 đền (Uy Minh Vương, Độc Lôi, đền Cờn, Liễu Hạnh Công chúa, Cao Vương, Thống Chính, Nguyễn Quận Công, Bùi Ngự sử, Linh Cảm), 14 chùa ( Bột Đà, Hương Lâm, Đại Tuệ, Yên Quốc, Linh Vân, Lữ Sơn, Hương Tích, Thiên Tượng, Chùa núi Nghèn, Phan Ngoại, Tàng Sơn, Hoa Tàng, Am Dung, Kim Liên), nhưng Viêm Giao trưng cổ ký chỉ ghi 6 đền miều, 1 chùa An Quốc (còn 2 chùa thuộc Hà Tĩnh). Như vậy, số lượng chùa quán, đền miều chỉ bằng 7/27, tức là gần ¼ số lương chùa quán của Đại Nam nhất thống chí.

Lưu ý là vùng Hà Nội thời ấy, nơi ông đã từng làm tri phủ phủ Ứng Hòa (1883) rồi Bố Chánh (1884), là tỉnh mà 2 sách... lại có trạng ngược lại có số lượng cổ tích, đền miều, chùa quán ghi trùng nhau giữa hai bộ sách này, hơn thế số lượng trong khi chỉ 5 di tích không có trong Viêm Giao trưng cổ ký thì Đại Nam nhất thống chí lại không có 11 di tích chép trong sách của Cao Xuân Dục (Xem Chú thích 4). Số các di tich nhiều hơn này đều đáp ứng tiêu chí biên soạn đưa ra.

Chú thích 4. Các cổ tích, miếu, đền, chùa quán, lăng mộ ở tỉnh Hà Nội (so sánh giữa Viêm Giao trưng cổ ký với Đại Nam nhất thống chí)

 

Các cổ tích

Miếu, đền

Chùa quán

Lăng mộ

1

Phế thành Long Biên ( Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 1

Đinh Tiên Hoàng *

Lầu Tĩnh Bắc (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 3

Lê Chiêu Tông *

2

Phế thành Ô Diên *

Lê Đại Hành *

Hoằng Ân *

Lê Đại Hành*

3

Phế thành Đỗ sứ quân *

Lý Thánh Tông *

Trấn Bắc*

Lý Ông Trọng *

4

Lũy cổ My Dương (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 2

Triệu Việt Vương *

Một Cột*

- Chu Văn Trinh

5

Đàn Nam Giao cổ thời Lý *

Phùng vương*

Địa Linh*

 

6

Đàn Xã Tắc cổ thời Lý *

Lý Ông Trọng*

Chiêu Thiền *

 

7

Đàn Tiên Nông, Quan Canh thời Lê *

Sóc Thiên Vương *

Dục Khánh*

 

8

Xứ Diễn Võ *

Uy Linh thủy thần *

Báo Thiên *

 

9

Kho cổ Đặng Xá *

Sơn thần Đồng Cổ *

Khán Sơn (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 4

 

10

Lớp học cổ Huỳnh Cung *

Chiêu Ứng *

Phúc Tiên (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 5

 

11

Bến cổ Chương Dương *

Linh Lang*

Quán sứ*

 

12

Bãi Quần thần *

Bạch Mã *

Liên Trì*

 

13

Ninh Kiểu *

Cao Sơn *

Hương Tích *

 

14

Thành nhà Hồ *

Quý Minh *

Tuyết Sơn *

 

15

-Thành Đại La

Phạm Thái úy *

Thắng Lãm *

 

16

-Bãi Tự nhiên

Trung Liệt *

Bồ Tát *

 

17

-Thăng Long bát cảnh

Ngọc Sơn *

Pháp Vân. Pháp Vũ *

 

18

-Đình Quảng Văn

Hỏa thần*

Cao Sơn (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 6

 

19

-Đấu đong quân Ngô

Hữu Vĩnh *

Y Đới (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 7

 

20

 

Chu Văn Trinh*

Đại Bi *

 

21

 

Trưng Nữ Vương*

Long Hưng (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 8

 

22

 

Tản Viên *

Phật Tích (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 9

 

23

 

Bộ Đầu*

Đôi Hồi * (Đại Nam nhất thống chí ghi ở Sơn Tây)

 

24

 

Đông Hải họ Nguyễn*

Quán Chân Vũ *

 

25

 

Sĩ Vương*

Quán Huyền Thiên*

 

26

 

Lê Văn Trinh*

Hội Quán Việt Đông *

 

27

 

Trung Thành *

Quán Lâm Dương (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 10

 

28

 

Quảng Bác *

Quán Linh Tiên (Không có trong Đại Nam nhất thống chí) 11

 

29

 

Nguyệt Nga Thần nữ *

 

 

30

 

Mỵ Ê phu nhân *

 

 

31

 

Tiền Lý Nam đế ( Đại Nam nhất thống chí ghi sang Sơn Tây)

 

 

 Với các điạ phương khác, kiểm tra thấy các ghi chú trong phàm lệ 3 đều thoả mãn khi ghi vào Viêm Giao trưng cổ ký, chẳng hạn với các tỉnh Nam Trung Kỳ:

Tỉnh

( 5)

Đàn, đền miếu,

(6) chùa quan

Có sự linh thiêng kỳ dị,

 

Tuy không có gì đặc biệt để lưu truyền nhưng lại có liên quan tới việc tạo dựng của Tiền triều

Từng được đế vương các triều đại lui tới thăm viếng, ban tặng biển ngạch hay lưu thơ đề vịnh

Bình Thuận

Đền Thiên Y A Nam Diên phi *

Những khúc giáng hương chẳng biết từ đâu bay tới; có phiến đá xanh có chữ “Thiên ý”, thổ dân cho là linh thiêng

 

Đầu thời Gia Long đặt viên Tự thừa

Thiên Hậu *

 

 

 

Thiện Mỹ

Đầu Trung Hưng, dân chúng khởi nghĩa, dùng đồng tiến kết lại thành áo giáp, xung trận, đối phương chết như ngả rạ

 

 

Thần Dương Tu

100 con trâu, không bao giờ tăng giảm, quanh bến ở biển, thợ săn không dám phạm

 

Thế Tổ hoàng đế đã lên thăm chùa, ban cho biển ngạch

Kha Bát Hoa * (Ca Hoạch)

X

 

 

Chùa Bảo Sơn *

 

 

 

Khánh Hoà

Tĩnh Trung

 

Thờ 350 vị công thần tử trận thời Trung hưng triều Nguyễn

 

Quá quan

 

Sứ thần Thuận Thành, Chân Lạp sang cống thường tế bái

 

chùa Kim Sơn

 

 

Thế Tông hoàng đế đổi tên, ban cho biển ngạch “Quốc chúa Từ tế đạo nhân ngự đề )

Chùa Linh Sơn

 

 

Thế Tông hoàng đế ban cho đôi câu đối

Phú Yên

Đền Biểu Trung

 

Thờ 500 tướng sĩ chết trận, chết bệnh hồi Họ Nguyễn Trung Hưng

 

Đền thần Định Phú

X

 

 

chùa Từ Quang

 

Đầu Gia Long, Diệu Lê hoà thượng xây và chủ trì

 

Bình Định

Đền Chiêu Trung

 

thờ Võ Tánh, Ngô Tòng Chu

 

Đền Bao Trung (miếu công thần)

 

thờ Võ Dy Nguy, Chu Viết Phước

 

Đền Uy Minh Vương

Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, cầu ứng nghiệm

Thờ Lý Nhật Quang

 

 

Đền thần thinh xuân

Tầu thuyến đi lại khó khăn cầu đảo ứng nghiệm

 

 

Đền Tráng Bang hầu

 

Thần có công bình định, mở mang đất đai thời chúa Nguyễn

 

chùa Thạch Cốc

Linh ứng báo nắng, mưa

 

 

chùa Vân Phong

 

 

Hiển Tông triều Nguyễn sắc phong, ban biển ngạch và câu đối

Minh Mạng ban cho tiền trùng tu

chùa Thập Tháp

 

 

Thái Tông triều Nguyễn ban biển ngạch

Và, cũng phải viết thêm rằng, có 4 ngôi chùa sau đây, Cao Xuân Dục không giải thích gì thêm, như vượt qua tiêu chí của phàm lệ.

 

 

 

Trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi

1

Ngạn Sơn

ở trên núi Trảo Nha, huyện Thạch Hà

cũng ghi tương tự

2

Thắng lãm núi Vân Mông

ở trên núi Bát Cảnh sơn huyện Kim Bảng, Hà Nam

cũng ghi tương tự

3

Vạn Triều

Vạn Triều phía Đông Yên Hưng. Quảng Yên

“thế chế cổ kính mộc mạc, không rõ từ thời nào, sản nhiều cam quýt, phong cánh khá đẹp, trai gái thường đến thưởng ngoạn, cũng là một danh lam (Tập IV, tr 48)

 

4

Địa Linh

Được xây vào năm Vĩnh Tộ 4 (1622) ở Hồ Tây

Ghi thêm: Bản triều Minh Mạng thứ 4 cho 30 lạng bạc (Tập III, tr 217)

Hai chùa Vạn Triều, Địa Linh trong Đại Nam nhất thống chi đã ghi rõ hơn. Còn chùa Ngạn Sơn, chùa Thắng Lãm, cả 2 sách đều ghi tương tự. Lần theo mục Núi sông của Đại Nam nhất thống chí, thì:

Chùa Ngạn Sơn, trong mục núi Nghèn (tên nôm của Ngạn Sơn ) ghi rõ: “Trên núi có chùa, trước kia có tháp, không rõ dựng từ đời nào. Mùa hè năm Cảnh Hưng thứ 35, một đêm trống canh 5, sắc trời quang đãng, chợt có một đám mây đen từ phía tây bắc nổi lên, tháp ấy tự nhiên đổ” (Sđd, Tập II, tr. 92).

Núi Bát Cảnh của Kim Bảng: “có 99 ngọn quanh co mấy dặm, núi non cao dốc, một dòng nước quanh co, 8 ngọn có tiếng là Thắng Lãm, Vân Mông, Tượng Sơn, Bồng Sơn, Bà Sơn, Cao Sơn, Linh Sơn, Tam Giáo. Trên núi có chùa Vân Mộng, Thắng Lãm. Cổ nhân thấy non nước ở đây giống Tiêu Tương, nên gọi núi Tiêu Tương, cũng gọi núi Bát Cảnh. Đời Lê dựng hành cung cho vua du ngoạn, Bên núi có dòng sâu gọi là “Thuỷ sông”, có hố đá như giếng, sâu đến không cùng (Sđd. Tập III, tr. 182).

Như vậy, cả 4 ngôi chùa này đều thoả mãn tiêu chí xếp vào mục chùa quán của Cao Xuân Dục.

Có điều dễ nhận ra là các phàm lệ 1 “dù sông núi hay cảnh dẹp núi sông không kể ra hết được, nhưng “chỉ nêu những di tích cổ xưa và kỳ lạ”, có điểm tương đương với phàm lệ 3 “đền miều, chùa quán nhiều “nhưng chỉ nêu di tích cổ xưa có linh thiêng kỳ dị”, hoặc phàm lệ 2 “để tránh rườm rà” chỉ ghi các đền theo nghi thức quốc gia ở kinh đô Huế đã được tuân thủ nghiêm và... đã giảm số lượng các cổ tích đi rất nhiều. Về mặt này Viêm Giao như là rút gọn so với Đại Nam nhất thống chí [3].

* Ngược lại với các phàm lệ trên, phàm lệ cuối cùng thì “các di tích cổ của Tiền triều, bất kể là của tộc Kinh hay thiểu số, so sự tích kỳ dị hay không thì đều nêu ra đầy đủ để bảo toàn vốn cổ”. Điều này thể hiện rõ qua:

Thứ nhất: Các chú thích 1, 2, 3 ở trên cùng cho thấy: Các di tích của các triều đại từ thời đại Hùng Vương, An Dương Vương của phía Bắc, hay các tháp cổ, thành cổ, đô cổ của Chăm ở các tỉnh Nam Trung Kỳ... hầu như không bỏ sót với thông tin đến cuối thế kỷ XIX.

Thứ hai: Có những di tích vì tiêu chí này được bổ sung nhiều hơn so với Đại Nam nhất thống chí. Chẳng hạn với Núi Thạch Bích (Đá Vách), Quảng Nam. Sách Đại Nam nhất thống chí, chép:

Núi Thạch Bích (Đá Vách) cách huyện Chương Nghĩa 21 dm về phía Tây, thế núi sng sững, vách núi dộc đứng. cây cỏ um tùm, không ai đẵn hái. Sương mai tím biếc, đỏ lựng sáng chiều. Tà dương soi rọi thì núi non rực rỡ như ánh sao. Trong mười cảnh đẹp của Quảng Ngãi của Nguyễn Cư Trinh ,thì có một cảnh gọi là có cảnh được gọi là “Thạch Bích tà dương” tức là núi này, Xưa kia sào huyệt ác man ở đây, hồi đầu bản triều đặt sáu đạo quân để phòng ngự, Đời Gia Long đắp lũy dài, đóng quân phòng phủ”[4].

 

Sách Viêm Giao trưng cổ ký của Cao Xuân Dục, chép:

Núi Thạch Bích ở ngoài Trường lũy, phía tây huyện Bình Sơn. Núi cao chất ngất, cây cỏ um tùm hoang sơ, chưa từng có tiều phu đến đốn chặt. Dưới ánh nắng chiều chiếu xiên, cả sườn núi toàn vách đá lấp lánh sáng như sao. Con đường dưới chân núi nhỏ hẹp đi về phía tây thông tới các sách người Man ở Minh Long, Tử Tuyền, vô cùng chon von hiểm trở. Bọn trộm cướp, thổ phỉ người Man thường đi trên con đường ấy qua núi mà xuống xuôi. Đằng sau lũy có hai đỉnh núi Tập Lĩnh và Hoàng Trung. Trong mười cảnh đẹp của Quảng Ngãi có cảnh được gọi là “Thạch Bích tà dương” (Nắng tà Thạch Bích), đó chính là nơi này.

Xét: Có hai núi cùng tên là Thạch Bích. Các bậc cố lão truyền lại rằng, vào đầu đời Gia Long, Tả quân Lê Văn Duyệt đánh giặc Man đi qua một quả núi cũng mang tên Thạch Bích ở phía tây hai sách người Man là Minh Long và Tử Truyền, tiêu diệt được những sách Man đó xong, theo hướng tây bắc từ Trường lũy, đi ngược lên một ngày đường là tới sào huyệt của bọn ác man. Lại có một núi nữa ở bên ngoài lũy thuộc huyện Mộ Đức, cách khoảng một ngày đường, có điều núi này có phần thấp hơn.

Thứ ba: các lăng mộ của các chúa Nguyễn, đến vua Tự Đức không chỉ được ghi đầy đủ hơn mà còn tăng nhiều thông tin hơn. Đại Nam nhất thống chí không ghi lăng Tự Đức, và chỉ có thông tin lăng nào có đủ hết các thông tin chính dưới đây (xem Chú thích 5).

Chú thích 5. Những thông tin về lăng mộ chúa, vua Nguyễn

Thông tin

 

Tên Lăng

1

Lăng của ai

2

Địa điểm

3

Năm xây

4

Vòng trong

5

Vòng ngoài

6

vật liệu

7

lương cổng

8

Năm tu sửa

9

người phụ trách

10

 

 

 

 

chu vi

Cao

chu vi

cao

 

Số lưộng

trang trí

 

 

                         

4. Xin nhắc lại Cụ Cao Xuân Dục tự thán ngay từ đầu trong lời tựa “Nước Việt ta... đến nay đã trải qua hàng trăm ngàn năm. Trong suốt thời gian đó, đã có muôn vàn chuyện kỳ thú về đất về quỷ thần, nhân vật, nhiều điều không thể đếm kể xiết. Những chuyện đó, kẻ làm quan hèn mọn này, mỗi khi đi ra ngoài bắt gặp đều có ghi chép, hiếm nỗi chưa biên tập lại thành sách, âu cũng là một thiếu sót”. Và Nguyễn Văn Nguyên khi giới thiệu : “Viêm Giao trưng cổ ký là một tập hợp những ghi chép của Cao Xuân Dục về các di tích ở cổ đô và các tỉnh trong cả nước... là những điều tai nghe mắt thấy được ông ghi chép lại trong các chuyến đi công cán ở các địa phương”. Nhưng “Viêm Giao trưng cổ ký” lại không đồ sộ so với vốn kho học Long Cương của Cụ!

Tất cả các phàm lệ biên soạn cụ nêu ra đều được tuân thủ “tránh rườm rà”, “còn lại xem sách khác” để cho nhanh với những “bậc quân tử uyên bác” như kiểu Khâm sứ Trung Kỳ “thường luôn nhắc nhở” hay còn việc chưng cất những di tích cổ xưa kỳ lạ, linh thiêng, của di sản văn hóa nước Việt Nam còn ẩn tàng điều gì?

Không nên quên rằng: Cuốn sách được hoàn thành vào năm mở đầu thế kỷ XX (năm 1900), tức là 24 năm sau khi Cao Xuân Dục đỗ Cử nhân[5], đã kinh qua làm quan Huế và nhiều địa phương[6], và đã từng viết sau các bộ: Ðại Nam thực lục (ghi sử 1883-1888), Quốc triều sử toát yếu (ghi sử từ Nguyễn Kim đến 1886) và đương thời lại được viên Thống sứ Trung Kỳ hơn một lần nhắc nhở...

Cao Xuân Dục kính cẩn đề tựa cuốn sách này vào đúng ngày rằm tháng giêng năm Thành Thái thứ 12 (1900) thì cuối năm đó, chính ông với cương vị là Phó Tổng tài Quốc sử quán (từ năm 1898) đã chép bộ Đại Nam thực lục “kính chép từ năm Tự Đức thứ 36 (1883) Quý Mùi đến năm Thành Thái thứ 9, Đinh Dậu (1897)”.

Đó là những tháng năm bi tráng bậc nhất của lịch sử Đại Nam cuối thế kỷ XIX, về cơ bản cả nước Việt Nam đã vào tay Pháp, chính quyền Huế thực chất đã trở thành đại lý của Pháp mang khuôn mặt Việt, khi chính quyền Phú Xuân đã trở thành đại lý của chính quyền Pháp mang khuôn mặt Việt.

Thì Cao Xuân Dục – vị tổng tài của những trang sử cuối cùng của triều đình Nguyễn vẫn dành đệ ngũ kỷ - trong tình cảnh kinh thành giờ phút lâm nguy “Đương lúc xa giá nhà vua đã đi rồi. Quân Pháp lên kỳ đài treo hiệu cờ tam tài, súng bắn còn ầm vang. Quan lại nhân dân giành nhau tìm cửa chạy ra giày xéo lên nhau, chết và bị thương rất nhiều. Quân Pháp đốt 2 bộ Lại và Binh (nguyên là nơi Văn Tường và Thuyết ở) thuốc đạn, khí giới các dinh trại bốc lên xông trời 2 ngày đêm không tắt” để làm chói sáng lên Hàm Nghi đế.

Khi mở Viêm Giao trưng cổ ký, trăn trở trước những ghi chép của ông, đặt trong đường quan trường cuối XIX, đầu XX... và đặt trong di sản tàng thư và trước tác đồ sộ bậc nhất trong những trí thức Nho học Vịệt Nam thời đại ông, chúng tôi như thấy qua những trang viết của ông gửi lại một tấm lòng, thể hiện một sự lựa chọn, một cách ứng sử của một đại trí thức trong hoàn cảnh đương thời, mang nặng lòng với giang sơn nướcViệt, và đặt tên giản dị cho bài viết của chúng tôi giản dị là: Cao Xuân Dục qua Viêm Giao trưng cổ ký.

 Hà Nội, tháng 11/2012


Chú thích: 
[1].  Năm 1906, vua Thành Thái ra lệnh làm lại Đại Nam nhất thống chí. Ngày 8 tháng 12 năm Canh Tuất (18 tháng 1 năm 1910), thì bộ sách được vua Duy Tân cho phép khắc in. Song lúc bấy giờ , 10 năm sau Viêm Giao trưng cổ ký, bộ sách này chũng chỉ chép hạn chế ở các tỉnh Trung Kỳ trực thuộc Nam triều mà thôi. bao gồm: Quyển 1: Kinh sư (Huế); Quyển 2-4: Thừa Thiên phủ (thượng, trung, hạ); Quyển 5: Quảng Nam; Quyển 6: Quảng Ngãi; Quyển 7: Quảng Trị; Quyển 8: Quảng Bình; Quyển 9: Bình Định; Quyển 10: Phú Yên; Quyển 11: Khánh Hòa; Quyển 12: Bình Thuận; Quyển 13: Hà Tĩnh; Quyển 14-15: Nghệ An; Quyển 16-17: Thanh Hóa . Cón 6 tỉnh Nam kỳ thì ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa bị Pháp chiếm (1862) và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1867), rồi trở thành thuộc địa, Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn.
[2]. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Hiệu đính của Đào Duy Anh, Tập I, II, III, IV, Nxb. Thuận Hóa (in lại) 
[3]. Năm Kỷ Dậu (1849), theo kiến nghị của Bùi Quỹ, vua Tự Đức đã có ý định biên soạn Đại Nam nhất thống chí. Song mãi đến năm Ất Sửu (1865), Quốc sử quán triều Nguyễn mới tổ chức biên soạn bộ sách dựa trên cơ sở của bộ Đại Nam nhất thống dư đồ (thảo xong vào năm Tân Dậu, 1861), nhưng vì một vài lý do nào đó, mãi đến năm 1882, bộ Đại Nam nhất thống chí mới hoàn thành. Mỗi quyển chép một tỉnh, bao gồm: Kinh sư (Huế), phủ Thừa Thiên, Hà Nội, Hưng Yên, Sơn Tây, Hưng Hóa, Bắc Ninh, Quảng Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long, Gia Định, Biên Hòa, An Giang, Định Tường, Hà Tuyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, và Phụ các nước lân cận (Cao Miên, Tiêm La, Thủy Xá, Hỏa Xá, Miến Điện, Nam Chưởng Vạn Tượng). Mỗi tỉnh được trình bày theo các mục: 1/ Phân dã 2/ Kiến trí diên cách 3/ Hình thế , 4/ Khí hậu 5/ Phong tục, 6/ Thành trì , 7/ Học hiệu, 8/ Hộ khẩu 9/ Điền phú, 10/ Sơn Xuyên, 11/ Cổ tích, 12/ Quan tấn, 15/ Đê điều 16/ Lăng mộ , 17/ Đền miếu, 18/ Chùa quán đền), 19/ Nhân vật, 20/ Liệt nữ , 21/ Tiên thích , 22/ Thổ sản, 23/ Giang đạo , 24/ Tân độ .Khi dâng lên Tự Đức xem và xin phép khắc in, vua bắt sửa kỹ lại và làm thêm tập "Bổ biên". Năm 1883, Tự Đức mất. trong triều liên tiếp xảy nhiều việc bất ổn, rồi Trận Kinh thành Huế 1885, bản thảo chưa kịp dâng lên lại thì bị thất lạc nhiều tập Năm 1906, vua Thành Thái ra lệnh làm lại Đại Nam nhất thống chí. Ngày 8 tháng 12 năm Canh Tuất (18 tháng 1 năm 1910), thì bộ sách được vua Duy Tân cho phép khắc in. trừ phần Nam kỳ , Bắc Kỳ còn 17 cuốn Trung, kỳ trực thuộc Nam triều mà thôi. bao gồm:Quyển 1: Kinh sư (Huế); Quyển 2-4: Thừa Thiên phủ (thượng, trung, hạ); Quyển 5: Quảng Nam; Quyển 6: Quảng Ngãi; Quyển 7: Quảng Trị; Quyển 8: Quảng Bình; Quyển 9: Bình Định; Quyển 10: Phú Yên; Quyển 11: Khánh Hòa; Quyển 12: Bình Thuận; Quyển 13: Hà Tĩnh; Quyển 14-15: Nghệ An; Quyển 16-17: Thanh Hóa

Nội dung từng tỉnh trong bộ sách này cũng tương tự như bộ sách trước, nhưng có thêm bớt vài mục: Lăng mộ thì nhập lẫn vào Cổ tích, Nhân vật thì thêm truyện các hiếu tử. Lại có thêm các mục mới là: Dịch trạm, Lý lộ, và mỗi tỉnh có thêm một bản đồ.

[4]. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Bản dich của Phạm Trọng Điềm, Hiệu đính của Đào Duy Anh, Tập II, Nxb. Thuận Hóa in lại), tr.410
[5]. Cao Xuân Dục đỗ Cử nhân năm 1876, cùng khoa với Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh), Nguyễn Đôn Tiết (Thanh Hoá) và Phan Văn Ái (Hà Nội)
[6]. Biện lễ Bộ Hình (1883), Án sát Hà Nội (1883), Bố chánh Hà Nội (1884), Tuần phủ Hưng Yên (1889), Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang (1889), Khâm sai Chủ khảo trường thi Hương Hà Nam (1894), Tổng đốc Định Ninh (1896), Phó Tổng tài Quốc Sử Quán (1898).
 
Theo Website Khoa Lịch sử, khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn, 22-03-2013.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây