Chức vụ cao nhất mà những người xuất thân từ Phó bảng đã từng nắm giữ trong bộ máy triều đình thời Nguyễn là Thượng thư, hàm chánh nhị phẩm (2a). Đỗ Đăng Đệ (đỗ khoa 1842), Lê Bá Thận (đỗ khoa 1848), Đoàn Văn Bình (1848), Đặng Đức Địch (đỗ khoa 1849), Bùi Văn Dị (đỗ khoa 1865), Hà Văn Quan (đỗ khoa 1865), Nguyễn Thuật (đỗ khoa 1868) là 7 người giữ chức Thượng thư các bộ (bộ Lễ, bộ Lại, bộ Công, bộ Binh) và Cao Xuân Tiếu (đỗ khoa 1895) là người được nhận hàm Thượng thư. Đó là chưa kể tới Lâm Chuẩn, đỗ khoa thi năm 1868, là Tham tri bộ Công, sung Hải phòng sứ cửa bể Thuận An tuẫn tiết, được truy phong Thượng thư[60]. Xét về khoa thi thì cả 9 vị giữ chức, hàm Thượng thư hay truy phong Thượng thư đều là những người đỗ Phó bảng từ thời Tự Đức trở đi. Điều này cho phép chúng ta nghĩ tới giả thiết trước đó, thời Thiệu Trị và Minh Mạng, Phó bảng chưa được bổ nhiệm đến hàm chánh nhị phẩm. Bên cạnh Thượng thư, số lượng các Phó bảng giữ chức Tổng đốc, Ngự sử, Tham tri, Tuần phủ… thuộc hàm nhị phẩm cũng lên tới xấp xỉ trên 50 lượt. Ngoài ra từ hàm chánh bát phẩm đến chánh tam phẩm, hầu như ở chức vụ nào cũng có người đỗ Phó bảng được nhà Nguyễn tin tưởng giao cho chức vụ. Trong đó Tri phủ, Đồng Tri phủ, Tri huyện, Đốc học là các vị trí được nhiều Phó bảng nắm giữ nhất.
Nhìn chung, khi xem xét chế độ bổ dụng quan lại cho bộ máy chính quyền nhà nước của thời Nguyễn chúng ta có thể thấy một điều: theo thời gian, cụ thể hơn, từ thời Tự Đức trở đi, trong khi điều kiện quyết định học vị Phó bảng ngày càng giảm thì số Phó bảng được bổ nhiệm các chức vụ cao trong triều đình ngày một gia tăng.
Thay cho lời kết
Chọn Phó bảng thời Nguyễn làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi muốn thông qua một khía cạnh của khoa cử để hiểu rõ hơn nữa về tình hình kinh tế, xã hội, lịch sử của thời Nguyễn thông qua hoạt động giáo dục, khoa cử.
Có những tiền đề nhất định cho sự ra đời của một danh hiệu mới trong khoa cử thời Nguyễn – học vị Phó bảng. Sự ra đời của danh hiệu Phó bảng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhân sự cho bộ máy chính quyền để có thể quản lý, điều hành hiệu quả đất nước sau khi thống nhất với diện tích lãnh thổ rộng hơn nhiều so với các triều đại trước. Mượn hình thức lựa chọn Phụ bảng trong thi Hương của Trung Quốc nhưng triều Nguyễn đã sử dụng và áp dụng theo cách riêng của mình, cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội Việt Nam từ thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX. Sự xuất hiện của học vị Phó bảng thể hiện những trăn trở của các vua Nguyễn trong việc tìm ra những chính sách, sách lược điều chỉnh giáo dục khoa cử cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội đương thời. Càng về sau các điều kiện quyết định học vị Phó bảng ngày càng giảm bởi nhà Nguyễn vẫn còn nhu cầu gia tăng số lượng người thi đỗ bởi trên thực tế số người đáp ứng được yêu cầu của khoa cử là không nhiều, đặc biệt là những người thuộc vùng Nam bộ. Để tăng thêm sức hút đối với khoa cử, những người đỗ Phó bảng ngày càng được tin tưởng, bổ nhiệm chức vụ cao trong triều đình. Đối với người đi thi, Phó bảng là vị trí không quá khó để vượt qua, từ bước xuất phát điểm đó quan lại có thể dần dần leo lên các chức vụ cao hơn trong bộ máy nhà nước. Nói cách khác, nhờ vào việc lấy thêm danh hiệu Phó bảng, nhà Nguyễn đã tăng gần gấp đôi số người đỗ đại khoa, tương ứng với nó số lượng người thông qua khoa cử được bổ dụng vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương cũng trở nên rộng rãi và hiệu quả hơn.
Nhìn một cách tổng thể, Phó bảng là danh hiệu chỉ có trong giáo dục khoa cử của triều Nguyễn nhưng những đóng góp của trên 240 vị Phó bảng đối với các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam thời Nguyễn là không nhỏ và là vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
Chú thích:
[1] Bắt đầu từ thời Trần và được hoàn bị hơn vào thời Lê, những người sau khi đỗ thi Hội, tiếp tục tham dự kỳ thi Đình được chia thành các hạng: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), Đệ nhị giáp Tiến sĩ cập đệ (còn gọi là Hoàng giáp) và Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân và đều được gọi chung là Tiến sĩ.
[2] Thi Hương vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu.
[3] Thi Hội vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
[4] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Minh Mệnh chính yếu, Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên xuất bản, 1974, tập 5, tr.87.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Minh Mệnh chính yếu, Sđd, 1974, tập 5, tr.87.
[6] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2004, tập 2, tr.828.
[7] Woodside A.B,
Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Nguyen and Ching Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century, Cambridge, Mas.: Harvard University Press, 1988, tr.173.
[8] Cao Xuân Dục,
Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001.
[9] Cao Xuân Dục,
Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001.
[10] Phan Đại Doãn,
Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Sđd, 1998, tr.55.
[11] Trần Thị Vinh, “Thể chế chính trị thời Nguyễn (dưới triều Gia Long và Minh Mạng)”,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (2002), tr.3
[12] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Minh Mạng chính yếu, Tủ sách cổ văn Ủy ban dịch thuật, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, 1972, tập 1, tr.170.
[13] Trần Thị Vinh, “Thể chế chính trị thời Nguyễn (dưới triều Gia Long và Minh Mạng)”, Bài đã dẫn, tr.5
[14] Dẫn theo: Nguyễn Hải Kế, “Nét Việt Nam bộ trong văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XIX (Qua ghi chép của Đại Nam nhất thống chí)”, in trong:
Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam bộ đến cuối thế kỷ XIX, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Thế giới, H., 2009, tr.286.
[15] Choi Byung Wook,
Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, Nxb. Thế giới, H., 2010, tr.181.
[16] Woodside, A.B, “Chính quyền trung ương triều Nguyễn và nhà Thanh – Cơ cấu quyền lực và quá trình giao tiếp”, in trong:
Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Bán Nguyệt san Xưa và Nay, Nxb. Trẻ, 2002, tr.204.
[17] Cooke, Nola, « 19th Century Vietnam Confucianization in Historial Perspective Evidence from Palace Examination 1463-1883 »,
Journal of Southeast Asian Studies, vol.25, No.2 (Sept.), 1994, tr.282.
[18] Cooke, Nola, « 19th Century Vietnam Confucianization in Historial Perspective Evidence from Palace Examination 1463-1883 »,
Bài đã dẫn, tr.307.
[19] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, 2004, tập 2, tr. 489.
[20] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ (tục biên), Nxb. KHXH, H., 2007, tập 6, tr.32.
[21] Bài thi Chế nghĩa 8 vế được thay cho bài thi Kinh Nghĩa ở trường thứ nhất theo phép thi cũ trước đây.
[22] Bài thi thơ, phú được thay cho bài thi Tứ lục ở trường thứ hai theo phép thi cũ trước đây.
[23] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2007, tập 6, tr.700-701.
[24] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 6, tr.356-357.
[25] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2004, tập 7, tr.213
[26] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, 2007, tập 7, tr.212
Quốc sử quán triều Nguyễn,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Nxb. KHXH, H., 2007, tập 6, tr.113.
[27] Cao Xuân Dục,
Quốc triều Hương khoa lục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM., 1993, tr.54-55.
[28] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Quốc triều chính biên toát yếu, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1998, tr.451.
[29] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.909.
[30] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.924.
[31] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2007, tập 8, tr.74.
[32] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 8, tr.125
[33] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 8, tr.125
[34] Lê Nguyễn Lưu, “Bia đề tên Tiến sĩ triều Nguyễn”,
Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 90, tháng 11-12 (2008), tr.59
[35] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2007, tập 8, tr.342.
Trên thực tế, khoa thi năm này và các năm 1889, 1892 đều không lấy một vị Phó bảng nào cả.
[36] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 8, tr.414.
[37] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 8, tr.414.
[38] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2007, tập 9, tr.66-67.
[39] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 9, tr.317.
[40] Lê Nguyễn Lưu, “Bia đề tên Tiến sĩ triều Nguyễn”,
Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 98, tháng 3 – 4 (2010), tr.87
[41] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Sđd, tập 6, tr.113.
[42] Cao Xuân Dục,
Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, H., 2001, tr.16.
[43] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.70.
[44] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.202.
[45] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, Nxb. Văn hóa Văn nghệ, Tp.HCM, 2011, tr.372-373.
[46] Từ đây, để dễ hơn trong việc theo dõi và so sánh, chúng tôi đã quy chức vụ được bổ nhiệm sang phẩm hàm và đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ: chánh nhị phẩm (2a), tòng nhị phẩm (2b).
[47] Nội các triều Nguyễn,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005, tập 2, tr.210.
[48] Nội các triều Nguyễn,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005, tập 8, tr.153.
[49] Nội các triều Nguyễn,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tập 2, tr.170.
[50] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 6, tr.595
[51] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 6, tr.645-646
[52] Nội các triều Nguyễn,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tập 2, tr.210.
[53] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.112.
[54] Nội các triều Nguyễn,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tập 2, tr.212.
[55] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.373.
Quốc sử quán triều Nguyễn,
Quốc triều chính biên toát yếu, Sđd, tr.404.
[56] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.462
[57] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.755.
[58] Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.905.
[59] Các phẩm hàm và chức vụ được thống kê trong bảng 3, dựa trên ghi chép của Cao Xuân Dục trong
Quốc triều khoa bảng lục, có thể là các công việc, chức vụ mà các Phó bảng được triều đình bổ nhiệm ngay từ đầu hoặc là sau này được triều đình tặng, thăng hay giáng chức sau thời gian công tác nhất định. Cơ sở xếp chức vụ tương ứng với phẩm hàm, chúng tôi tham khảo: Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương, Lê Thành Lân, Nguyễn Ngọc Quỳnh (1998),
Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn, Nxb.Thuận Hóa, Huế.
[60] Cao Xuân Dục,
Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001, tr.180.
ThS. Đỗ Thị Hương Thảo
Theo Website Khoa Lịch sử, khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn, 20-10-2013.