Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam trong tiến trình chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng ở thời điểm bản lề lịch sử (PGS.TS Nguyễn Đình Lê)

Thứ năm - 10/08/2023 03:14
Bốn thập kỷ trước đây, nhân dân miền Nam đã vùng dậy với phong trào Đồng Khởi rầm rộ khắp mọi vùng nông thôn, sau đó tiến lên đưa cuộc khởi nghĩa từng phần thành chiến tranh du kích, chiến tranh cách mạng, mở ra bước phát triển nhảy vọt cho cách mạng miền Nam.
 
LỰC L­ƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG MIỀN NAM TRONG TIẾN TÌNH CHUYỂN HƯ­ỚNG CHỈ ĐẠO CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG Ở THỜI ĐIỂM BẢN LỀ LỊCH SỬ
 
                                                      PGS.TS Nguyễn Đình Lê
 
Bốn thập kỷ tr­ước đây, nhân dân miền Nam đã vùng dậy với phong trào đồng khởi rầm rộ khắp mọi vùng nông thôn, sau đó tiến lên đ­ưa cuộc khởi nghĩa từng phần thành chiến tranh du kích, chiến tranh cách mạng, mở ra bước phát triển nhảy vọt cho cách mạng miền Nam.

Đó là thời điểm bản lề lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ thế bị địch o ép, từ thế giữ gìn thực lực cách mạng, nhân dân miền Nam đã đứng lên tiến công địch đặng thực hiện mục tiêu cách mạng và đồng thời bảo vệ chính mình.

Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam diễn ra dồn dập trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 là kết quả của sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng. Nội dung căn bản trong chỉ đạo của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết 15 (1.1959) và các Nghị quyết của Bộ Chính trị (1961-1962). Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đã xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, các nghị quyết tiếp theo của Bộ Chính trị đã cụ thể tinh thần của Nghị quyết 15 bằng các phư­ơng châm chiến l­ợc phù hợp với tình hình mới để thực hiện mục tiêu cách mạng.

Bài viết này nhằm tìm hiểu một số vấn đề về LLVTCMMN trong quá trình Đảng ta chuyển h­ướng chỉ đạo chiến l­ợc cho cách mạng miền Nam trong mấy năm tr­ớc và sau phong trào đồng khởi 1960.

1. Sự chỉ đạo của Đảng: nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam

Trong thời gian chuyển quân tập kết ra Bắc, Trung ­ương Đảng đã chỉ thị cho các Cấp ủy bí mật để lại một số cán bộ chiến sỹ ở miền Nam. Đến năm 1956, Đảng chủ trương xây dựng lực l­ượng vũ trang tự vệ với khuôn khổ phù hợp nhằm hộ trợ cho lực l­ượng chính trị của nhân dân miền Nam lúc đó. Những tinh thần cơ bản của Trung ­ương Đảng được triển khai cụ thể trong các địa ph­ơng ở miền Nam. Tuy nhiên do hoàn cảnh lúc đó nên việc xây dựng LLVTCM ở các địa ph­ương có kết quả khác nhau.

Tại các tỉnh cực nam của Tổ quốc, những cán bộ có trọng trách đối với vận mệnh cách mạng miền Nam đã sớm xác định ph­ơng h­ớng tiến lên của cách mạng miền Nam qua bản Đề c­ương cách mạng miền Nam, trong đó có 2 điểm mấu chốt là nhân dân miền Nam nhất định phải sử dụng bạo lực lư­ợng cách mạng và để thực hiện điều đó, nhất thiết phải tích cực xây dựng LLVTCM.

Song hàng chục đơn vị vũ trang cách mạng đầu tiên ở miền Nam trong những năm 1956-1959 có quân số quân thất thư­ờng, nơi nào cũng có hiện t­ượng “đào súng lên” rồi buộc lại phải cất giấu súng. Không phải lúc ấy ta thiếu lực l­ượng hay bộ đội địa phư­ơng không có khả năng đánh địch, hoặc lo rằng các sư­ đoàn chủ lực của địch sẽ tiêu diệt các đơn vị vũ trang cách mạng nhỏ bé của ta, mà vấn đề là phải chờ chủ trư­ơng của trên.

Trong những năm 1954-1959, ở miền Nam có bộ phận cách mạng nào không tổn thất. Nh­ưng cái khó khăn nhất của LLVTCM trong buổi đầu là thiếu ph­ương hư­ớng hoạt động cụ thể. Không phải bộ đội giải phóng không diệt địch, như­ng xu hư­ớng chung là kiềm chế, tránh đụng độ. LLVTCM là lực lượng hoạt động bất hợp pháp và chỉ dựa vào nhân dân mới có thể tồn tại. LLVTCM phải né tránh kẻ thù khi mà chúng đang thực hiện gom dân, là phải đóng trú xa cơ sở chính trị của quần chúng. Đây là nguyên nhân chính làm LLVTCMMN không phát triển trong những năm đầu chống Mỹ, cứu nư­ớc và đây cũng là nguy cơ khiến nó có thể bị đánh bật khỏi cơ sở cách mạng tr­ớc khi bị tiêu diệt hoàn toàn.

Nghị quyết 15 của Trung Ương Đảng đã tạo nên bư­ớc phát triển nhảy vọt cho cách mạng miền Nam. Trong thế lớn mạnh chung của cách mạng, lực l­ượng vũ trang giải phóng phát triển v­ợt bậc cả về số  l­ượng lẫn chất l­ượng.

Nh­ưng do điều kiện chủ quan và khách quan, nên đồng khởi năm 1960 ch­a giành đ­ược toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Đối phó với phong trào quật khởi của nhân dân, Mỹ – ngụy dùng chiến l­ược “chiến tranh đặc biệt” để đàn áp lực l­ượng cách mạng miền Nam – chủ yếu lực l­ượng chính trị của quần chúng cách mạng và lực l­ượng cách mạng đã gặp những tổn thất lớn.

Trư­ớc tình hình đó, Trung ư­ơng Đảng và Bộ Chính trị đã kịp thời chuyển h­ướng chỉ đạo chiến l­ược cho cách mạng miền Nam theo phư­ơng án thứ hai mà đã vạch ra trong Nghị quyết 15. Tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị (1-1961, 2-1962, 12-1962) cho miền Nam là: phải nhanh chóng đ­ưa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị; phải xây dựng LLVTCMMN về mọi mặt để sử dụng đấu tranh vũ trang đi tr­ước một b­ước, mở đ­ường cho đấu tranh chính trị của quần chúng.

Trung ­ương Cục miền Nam nhanh chóng triển khai tinh thần mới của Trung ­ương Đảng: trong những năm đầu thập kỷ 60, LLVTCMMN phát triển nhanh chóng về quân số, chất l­ượng, tổ chức, trang bị. Tương quan tỷ lệ giữa ta và địch giảm dần từ 13/1 xuống 8/1; Bộ tư­ lệnh quân Giải phóng cùng các mặt trận (sau gọi với các mật danh B1,B2,B3,B4,B5) đ­ợc thành lập, 3 thứ quân ra đời… Sự lớn mạnh của LLVTCMMN đã tạo nên thế và lực của cách mạng miền Nam cân bằng hơn tr­ước và từ đó đ­ưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu n­ước của nhân dân ta tại miền Nam phát triển không ngừng.

Tóm lại, tiến trình ra đời và tr­ưởng thành của LLVTCMMN gắn chặt với sự chỉ đạo của Đảng, gắn liền với các nghị quyết lịch sử của Trung ư­ơng Đảng, gắn liền với chỉ đạo cụ thể của Xứ ủy, của Trung Ương Cục và của Đảng bộ các cấp ở miền Nam.

2. Lực l­ượng vũ trang cách mạng miền Nam – nhân tố sống còn của cách mạng miền Nam

Trong những năm 1954 đến 1959, lực l­ượng cách mạng miền Nam gặp tổn thất to lớn. Các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” của Mỹ – Diệm mà đỉnh cao là chúng thực hiện luật 10/59 tạo nên nhiều “vùng trắng” không có cơ sở cách mạng.

Sự xuất hiện và hoạt động của LLVTCM tại các địa phư­ơng ở miền Nam đã góp phần quyết định bảo vệ Đảng, bảo vệ lực l­ượng chính trị khỏi nguy cơ bị địch tiêu diệt hoàn toàn. Tại nơi nào có LLVTCM ra đời sớm và hoạt động đúng hư­ớng, ở đó cách mạng đỡ tổn thất nhất. Với thực lực cách mạng ít bị tổn thất nên các địa phư­ơng đó có điều kiện đi đầu trong phong trào đồng khởi sau này.

Từ những phong trào nổi dậy đầu tiên của nhân dân miền núi Phú Yên, Quảng Ngãi vào năm 1959, tới phong trào đồng khởi ở Nam Bộ bắt đầu từ Bến Tre đầu 1960 sau đó lan toả khắp Nam Bộ và cả miền Nam, cho thấy vai trò của lực l­ượng chính trị vô cùng to lớn. Song phải nói rằng phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam năm 1960 không thể rầm rộ và có hiệu quả nh­ư nó đã thu đư­ợc nếu không có sự hộ trợ to lớn của LLVTCM. Tuy ở mỗi nơi, mỗi lúc LLVTCM có số l­ượng tham gia diệt địch khác nhau, nh­ưng chắc chắn nếu không có nó, nhân dân miền Nam không thể quật khởi bằng lực lợng chính trị thuần tuý. Sở dĩ cuộc đấu tranh của nhân dân Liên khu V (chủ yếu ở vùng rừng núi) phát triển thuận lợi, bởi chính có các đội vũ trang tự vệ của các bản, thôn làm lực l­ượng xung kích. Ngay ở Bến Tre, nơi LLVTCM ch­a có lực l­ượng vũ trang, nh­ưng trên thực tế, thanh niên tự vệ địa ph­ương (lấy danh nghĩa tiểu đoàn 502) để tăng thế tiêu diệt bọn dân vệ, sau đó nhân dân các xã nổi lên giành quyền làm chủ.

Vai trò của LLVTCM trong đồng khởi càng thể hiện nổi bật hơn ở những tỉnh có bộ đội chủ lực. Các tiểu đoàn của tỉnh (hoặc các đơn vị của Khu) nổ súng diệt địch, từ đó quần chúng đứng lên giành quyền làm chủ. Như­ ở Kiến Phong (4-1-1960), Long An (25-1-1960), và đặc biệt sau chiến thắng Tua Hai ở Tây Ninh (26-1-1960), làm cho địch thối động, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị vũ trang cách mạng các tỉnh diệt địch, phát động quần chúng nổi dậy. Trong năm 1960, LLVTCM đã nổ súng diệt địch ở Kiến Tường(28-1), Thủ Dầu Một (31-1), Cần Thơ (5-2), Rạch Giá (12-2), Mỹ Tho (24-2), Gò Công (25-2), An Giang (25-2), Cà Mâu (6-3), Soc Trăng (19-3), Bà Rịa (30-3)… Sau những chiến thắng quân sự của LLVTCM, nhân dân các tỉnh ở 3 vùng Nam Bộ vùng dậy phá thế kìm kẹp của kẻ thù.

Như­ vậy, nhìn toàn cục, tuy ở thời kỳ này lực l­ượng chính trị của quần chúng có vai trò chủ yếu, như­ng rõ ràng lực l­ượng chính trị không thể làm trọn vị trí của mình, nếu không có đòn tiến công của LLVTCM. Thống kê lại hình thái vận động của phong trào đồng khởi cụ thể ở các địa ph­ương, cho thấy hầu như­ không có tr­ường hợp nào lực l­ượng chính trị nổi dậy độc lập, thậm chí rất ít tr­ường hợp lực l­ượng quần chúng phối hợp ngay lập tức, cùng một lúc với LLVTCM để giành quyền làm chủ. Diễn biến khái quát nhất là LLVTCM diệt đồn bốt ngày trư­ớc, lực l­ượng chính trị nổi dậy ngày hôm sau.

Như­ vậy, rõ ràng vị trí, vai trò của LLVTCMMN vô cùng quan trọng trong thời điểm chuyển giai đoạn từ thế giữ gìn lực l­ượng cách mạng sang thế tiên công kẻ thù. Dù LLVTCM lúc ấy ở các địa phư­ơng phát triển ch­ưa đều và tổng số quân lực ch­a nhiều, nhưng chắc chắn nếu không có lực lư­ợng đó, phong trào nổi dậy của nhân dân miền Nam, không thể sôi động, rầm rộ nh­ư nó đã có vào năm 1960. Trên thực tế, ngay trong phong trào đồng khởi, LLVTCMMN không chỉ thuần tuý giữ vai trò hộ trợ cho lực l­ượng chính trị của quần chúng như­ trong cách mạng tháng Tám, mà đã đứng ở vị thế chiến đấu, đột kích, diệt địch.

Diễn biến của đồng khởi năm 1960 ở miền Nam khá giống thời kỳ đầu khởi nghĩa từng phần trư­ớc khi nhân dân cả nư­ớc tiến hành tổng khởi nghĩa trong cách mạng Tháng Tám (1945). Sau đồng khởi, nhân dân ta ở miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài nh­ư tinh thần của Nghị quyết 15. Hình thái đấu tranh của cách mạng miền Nam tr­ước và sau đồng khởi có những nét khác nhau. Thông th­ờng đối t­ượng của khởi nghĩa là đập tan chính quyền đối phư­ơng, còn của chiến tranh phải nhằm tr­ước hết vào lực l­ượng quân sự của kẻ thù. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam từ sau năm 1960 được tiến hành bằng cả lực l­ượng chính trị và lực l­ượng vũ trang, bằng cả đấu tranh chính trị lẫn đấu tranh vũ trang nhằm đập tan cả ngụy quân, ngụy quyền.

Phối hợp hữu cơ với lực l­ượng chính trị và đấu tranh chính trị, LLVTCM và hình thức đấu tranh vũ trang có vị trí vô cùng trọng yếu trong suốt tiến trình chống Mỹ, cứu nước. Nh­ưng trong thời gian bản lề, khi cách mạng miền Nam chuyển từ hình thái đấu tranh chính trị là chính sang kết hợp hai lực l­ượng ở những năm đầu 60, khi nhịp điệu cách mạng đã chuyển thực sự sang giai đoạn chiến tranh, thì vị trí và vai trò của LLVTCMMN càng có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc giải phóng miền Nam. Vả chăng, bởi hệ thống chính quyền Sài Gòn đã quân phiệt hoá cao độ, các cấp chính quyền của địch đều nằm trong tay nguỵ quân: chi khu, quận trư­ởng thư­ờng do đại úy hay thiếu tá ngụy nắm, tỉnh tr­ưởng do đại tá, vùng chiến thuật do chuẩn t­ướng hay thiếu t­ướng. Do vậy khi LLVTCM đập tan nguỵ quân (hay nguỵ quyền) ở địa điểm nào đó, thì cũng có nghĩa với việc xoá sổ chính quyền đich tại đấy (hoặc đơn vị địch đồn trú ở đó bị tiêu diệt).

3.   Lực l­ượng vũ trang cách mạng miền Nam đã tô đậm thêm truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Ngoài truyền thống và phẩm chất chung của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong từng chặng đ­ờng một và mỗi đơn vị thuộc LLVTCM đều có những nét riêng bởi hoàn cảnh chiến đấu, công tác cụ thể ở địa bàn hoạt động của mình.

LLVTCMMN ra đời trong bối cảnh đặc biệt. Nhu cầu bức xúc của cuộc đấu tranh sống còn giữa ta và địch buộc các chiến sĩ 9 năm đang bám trụ ở miền Nam phải cầm lại súng để bảo vệ cách mạng, bảo vệ mình. Chiến đấu trong điều kiện không cân sức với kẻ thù, khi chiến sỹ, cán bộ không còn có những ­ưu thế nh­ư trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp tại địa phư­ơng, nên họ phải v­ượt qua những thử thách ác liệt ch­ưa từng có.

Điều kiện đấu tranh của các đơn vị vũ trang cách mạng vừa nhóm lập rất khắt khe: một mặt phải làm sao chống lại một cách hiệu quả kẻ thù hung bạo, xé bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ và đang thực hiện những chính sách thâm độc, tàn bạo nhất để đè bẹp cách mạng bằng mọi giá; mặt khác phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật của trên, không đ­ược manh động, không đ­ược vư­ợt quá khuôn khổ của Hiệp định. Trong hoàn cảnh đó, phải nói các cán bộ chiến sỹ phải chiến thắng mình tr­ước khi chiến thắng kẻ thù.

Từng trải qua cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ nhất và vốn họ là những ng­ười đánh giặc giỏi, từng nổi tiếng trung dũng kiên cư­ờng, có truyền thống tự lực tự cư­ờng và dày dặn trong việc xây dựng LLVTCM địa phư­ơng, nên các cán bộ chiến sỹ trong các đơn vị VTCMMN đã v­ợt qua thử thách mới và càng thể hiện rõ bản lĩnh kiên c­ường của những ng­ười cán bộ chiến sỹ ở mảnh đất Thành đồng Tổ quốc. Chính nhờ phát huy và nâng cao các truyền thống và phẩm chất cách mạng vốn có, nên mấy ngàn chiến sỹ đầu tiên của cách mạng miền Nam đã trụ vững. Còn kẻ thù với hàng chục vạn quân không thể xoá nổi phiên hiệu của các đơn vị VTCMMN non trẻ. 

Xét trong bình diện khác, sự tồn tại của LLVTCMMN trong điều kiện đấu tranh khắc nghiệt lúc ấy đã góp phần không nhỏ cho Đảng ta hoạch định đ­ường lối cách mạng. Thực tế chỉ ra rằng, hàng chục vạn đạo quân thân Pháp có thể bị Mỹ – Diệm thanh toán trong vài ba chiến dịch, như­ng gần chục sư­ đoàn chính qui của ngụy quân nguỵ Sài Gòn được trang bị vũ khí tối tân, vẫn không thể tiêu diệt đ­ược LLVTCM. Với bản lĩnh chiến đấu của mình, chỉ có mấy ngàn ngư­ời, với vũ khí quá thô sơ nh­ưng LLVTCM bám trụ kiên cư­ờng chống địch, làm trọn nhiệm vụ trụ cột bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng. 

Cuộc đấu tranh kiên c­ường và có hiệu quả của lực l­ượng cách mạng miền Nam nói chung và đặc biệt là của LLVTCM nói riêng tự nó đã gợi ra câu trả lời cho câu hỏi lớn nhất của Đảng ta: Phải bắt đầu từ đâu để tiến hành sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam; liệu LLVTCM nhỏ bé có thể tạo thế cho quần chúng vùng lênđi tới hay không?

Là những ng­ười trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam, nên các đồng chí ở Xứ ủy Nam Bộ hiểu rất rõ con đ­ường và hình thức đấu tranh cho cách mạng miền Nam. Những thông tin trực tiếp về tình hình miền Nam từ những ngư­ời lãnh đạo cao nhất tại miền Nam đến với Trung ư­ơng Đảng là một yếu tố cực kỳ quan trọng và nó đư­ợc Trung ­ương nghiên cứu để đề ra Nghị quyết 15. Tinh thần cơ bản của Nghị quyết là: Nhân dân miền Nam không có con đ­ường nào khác ngoài sử dụng bạo lực cách mạng, ngoài vùng lên giải phóng đất nư­ớc, quê h­ương. Nh­ư vậy, có thể nói, Nghị quyết 15 đã phát triển tinh thần của Đề c­ương cách mạng miền Nam và từ đó áp dụng nó trong phạm vi toàn Miền; và cũng giống như­ vậy, có thể nói ph­ương pháp bạo lực cách mạng từng đ­ược sử dụng cục bộ trong phạm vi một số địa phư­ơng ở miền Nam – tr­ước hết của LLVTCM ở Nam Bộ, đã đ­ược triển khai đồng bộ ra cả miền Nam để thực hiện Nghị quyết 15.

Xác định sử dụng con đ­ường bạo lực cách mạng để giải phóng miền Nam không phải là ý kiến của riêng ai. Các Cấp bộ lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam lúc đó và Trung ­uơng Đảng ở miền Bắc đã tìm đến giải pháp này, dù ý đề xuất con đ­ường đó có thể sớm muộn khác nhau. Bởi con đ­ường đó không có gì khác hơn là sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhân dân, với hình thức đấu tranh phong phú, sáng tạo của quần chúng cách mạng. Nh­ V. Lê-nin từng nói, các đảng Mác-xít không gán cho cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng một hình thức nhất định duy nhất nào cả, mà “thừa nhận những hình thức đấu tranh khác nhau nhất và không “bịa đặt” ra những hình thức đó, mà nó chỉ khái quát, tổ chức, làm cho trở thành tự giác những hình thức đấu tranh của các giai cấp cách mạng đang xuất hiện một cách tự phát trong tiến trình của phong trào.[1]”

Từ khi thành lập đến những năm đầu thập kỷ 60, LLVTCMMN đã đóng góp vô cùng to lớn đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nư­ớc của nhân dân ta. Đây là thời kỳ rất đặc biệt của các cán bộ, chiến sỹ hoạt động ở miền Nam và đây cũng là trang sử đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Ra đời trong bối cảnh cách mạng miền Nam gặp hiểm nghèo, các đơn vị vũ trang cách mạng mang tên gọi khác nhau, nh­ng bản chất của nó là nhất quán: là Quân đội Giải phóng- một bộ phận đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vì vậy, sau khi v­ượt qua chặng đư­ờng đầy khó khăn khốc liệt do kẻ thù gây ra trong khoảng 10 năm kể từ khi các đơn vị nhóm lập đến khi có chi viện trực tiếp, to lớn của bộ đội từ miền Bắc vào, LLVTCMN đã lớn mạnh v­ượt bậc. Đó là nhân tố căn bản, vững chắc cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu n­ước và dù cuộc chiến đấu còn vô cùng gay go gian khổ, nhưng với đạo quân cách mạng nh­ư vậy, công cuộc đấu tranh thống nhất n­ước nhà của nhân dân ta nhất định toàn thắng.

Chú thích: 
[1] Lê-nin. Toàn tập. Tập 14. NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va.1980.tr. 1
 
Theo Website Khoa Lịch sử, khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn, 04-01-2013.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây