1. Chủ đề hội nghị: Nghiên cứu chủ quyền quốc gia lãnh thổ theo định hướng tiếp cận toàn bộ và toàn diện của lịch sử Việt Nam
2. Các cơ quan đồng chủ trì tổ chức Hội nghị: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM; Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
3. Mục đích, ý nghĩa Hội nghị:
3.1. Mục đích:
- Thúc đẩy nghiên cứu lịch sử về chủ quyền lãnh thổ: Hội nghị nhằm khuyến khích và thúc đẩy các nghiên cứu lịch sử về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cung cấp nền tảng khoa học vững chắc để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của đất nước.
- Tạo diễn đàn trao đổi học thuật: Hội nghị nhằm tạo ra một diễn đàn cho các nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử để trao đổi, thảo luận và chia sẻ những kết quả nghiên cứu, phương pháp tiếp cận mới và những phát hiện quan trọng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ.
- Kết nối và hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu: Hội nghị là cơ hội để các trường đại học và tổ chức nghiên cứu trong nước tăng cường sự hợp tác, kết nối trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực lịch sử và chủ quyền quốc gia.
- Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng: Hội nghị góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc nghiên cứu và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua các hoạt động truyền thông, báo chí và công tác giáo dục.
3.2. Ý nghĩa:
- Khẳng định chủ quyền quốc gia: Việc nghiên cứu và trình bày các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ hiện nay còn diễn biến phức tạp.
- Góp phần vào sự phát triển khoa học lịch sử Việt Nam: Hội nghị đóng góp vào sự phát triển của khoa học lịch sử Việt Nam bằng cách cập nhật và áp dụng những phương pháp nghiên cứu mới, tiếp cận toàn diện và toàn bộ về chủ quyền lãnh thổ.
- Bảo tồn và phát huy di sản lịch sử: Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản lịch sử quốc gia, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước, ý thức tự hào dân tộc trong mọi tầng lớp xã hội.
- Củng cố lòng tin và sự đồng thuận xã hội: Hội nghị góp phần củng cố lòng tin và sự đồng thuận trong xã hội về các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, tạo nên sức mạnh đoàn kết trong bảo vệ và phát triển đất nước.
- Định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai: Định hướng cho các nghiên cứu tương lai về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, từ đó đề ra các chiến lược và giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ và phát huy chủ quyền quốc gia.
4. Thời gian, địa điểm:
Thời gian: 08h00 - 17h05 ngày 15/6/2024 (thứ Bảy)
Địa điểm: Hội trường tầng 8 và phòng 302 - 304 - 307 nhà E, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN, 336 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân - HN
5. Chương trình Hội nghị: tại đây
6. Kỷ yếu Hội nghị:
Ban tổ chức đã nhận được 163 bài tóm tắt và 140 bài viết toàn văn của các nhà khoa học, các nhà quản lý trong cả nước. Ban tổ chức sẽ biên soạn và xuất bản kỷ yếu để lưu giữ và phổ biến những kết quả nghiên cứu, thảo luận và đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự hội nghị. Kỷ yếu hội thảo sau Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất sẽ là một tài liệu quan trọng, không chỉ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy di sản lịch sử mà còn đóng góp vào công cuộc nghiên cứu và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Chi tiết bài viết:
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/khoa-hoc/hoi-nghi-su-hoc-toan-quoc-lan-thu-nhat-nghien-cuu-chu-quyen-quoc-gia-lanh-tho-theo-dinh-huong-tiep-can-toan-bo-va-toan-dien-cua-lich-su-viet-nam-22677.html