NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ: NGHIÊN CỨU HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN VÀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA ÚC VỀ THỜI ĐẠI TRƯỚC ĐÁ MỚI VÀ ĐÁ MỚI Ở VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2015 - 2025)

Thứ năm - 08/05/2025 18:50
Buổi nói chuyện chuyên đề với chủ đề Nghiên cứu hợp tác giữa Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) và ĐH QG Úc về thời đại trước Đá mới và Đá mới ở Việt Nam (Giai đoạn 2015-2025) do Giáo sư Peter Bellwood trình bày sẽ tổng kết chặng đường hơn 10 năm hợp tác giữa hai đơn vị.
Giáo sư Peter Stafford Bellwood là Giáo sư Danh dự tại Đại học Quốc gia Úc (Australian National University – ANU), một trong những học giả hàng đầu thế giới trong nghiên cứu về tiền sử nhân loại ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là các quá trình di cư, hình thành nông nghiệp và lan tỏa văn hóa – ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Ông là người tiên phong trong việc kết hợp Khảo cổ học với Nhân học, Sinh học, Ngôn ngữ học và Di truyền học để đưa ra các lý thuyết liên ngành về sự phát triển và phân bố dân cư cổ đại. Giáo sư Peter Bellwood là tác giả của nhiều công trình nổi tiếng như First Farmers. The origins of agricultural societies (Wiley-Blackwell, 2004), First Migrants (Wiley-Blackwell, 2013), Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago (ANU Press, 2007)  The Five-Million-Year Odyssey. The Human Journey from Ape to Agriculture (Princeton University Press, 2022).

Trong 10 năm qua, Giáo sư Bellwood đã có sự hợp tác chặt chẽ với Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nôi thông qua các chương trình nghiên cứu, khảo sát và khai quật quy mô lớn trên cả nước. Buổi nói chuyện chuyên đề hôm nay với chủ đề Nghiên cứu hợp tác giữa Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) và ĐH QG Úc về thời đại trước Đá mới và Đá mới ở Việt Nam (Giai đoạn 2015-2025) do Giáo sư Peter Bellwood trình bày sẽ tổng kết chặng đường hơn 10 năm hợp tác giữa hai đơn vị.

z6582093211510 e0a17bb0949f34c0ae82681b7c35bba0

 
Chương trình hợp tác đã tiến hành điều tra, khai quật tại các địa điểm quan trọng như Thạch Lạc, Rú Điệp, Cái Bèo, Cồn Đất và Quỳnh Văn… góp phần làm sáng tỏ các pha văn hóa từ hậu kỳ đồ đá cũ đến đầu thời kỳ nông nghiệp định cư. Các kết quả khảo cổ cho thấy sự chuyển tiếp phức tạp giữa các cộng đồng săn bắt – hái lượm bản địa (như Hoabinhian và Đa Bút) và các nhóm cư dân mới mang theo nông nghiệp, đồ gốm, và khả năng là cả các ngôn ngữ tiền thân của hệ Nam Á và Kra-Dai. Các địa điểm như Quỳnh Văn, Thạch Lạc và Rú Điệp… đã cung cấp những dữ liệu quý giá về niên đại, công cụ, vỏ sò, và mô hình cư trú, cho phép tái hiện một cách chi tiết quá trình hình thành xã hội sơ khai tại Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á rộng lớn hơn.

z6582093217098 f7c19eeec5791d090760ee2f0f8e3952

z6582093218603 150d2dcdaeaea3be3acd0157e93aeb56

Xin trân trọng thông báo và kính mời sự tham dự của Quý Thầy Cô, các Nhà nghiên cứu, Học viên và Sinh viên quan tâm.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

_KLS_ TuyensinhSDH
facebook youtube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây